Thứ Sáu, tháng 5 09, 2008

Quốc tế, toàn cầu hay đa quốc gia...


Hôm nay tôi và 3 đứa em làm cùng đi ăn tối cùng nhau ở một quán rượu mà trong đó thực đơn thì hoàn toàn tiếng Anh (và được phiên âm ra tiếng Nhật katakana) giữa lòng Tokyo. Cũng là một nơi kỳ lạ với cách trang trí mà cậu em đi cùng nói là "Halloween". Chúng tôi nói về công việc, chia sẻ suy nghĩ, nhìn nhận cuộc sống, trăn trở trong việc phát triển cá nhân và công ty, vân vân và vân vân... Cứ chủ quan phát biểu thì có thể coi là "tâm đầu ý hợp" :D

Sau một vài cốc bia và vài món nhậu ngon lành, câu chuyện giữa mấy anh em được hâm nóng bằng cách xem xét sự khác nhau của 2 từ "quốc tế""đa quốc gia". Tiếng Anh thì là sự khác biệt của "International" và "Multi-National". Câu hỏi cụ thể đặt ra là một "công ty quốc tế" thì khác gì với "công ty đa quốc gia". Đây cũng là quan điểm mà tôi mới được chia sẻ trong 1 cuộc nói chuyện gần đây. Ở phần tiêu đề tôi cho thêm chữ tòan cầu(Global) cũng có thể coi như là 1 ẩn số của bài viết này.

Tôi cho rằng mình đã phần nào thuyết phục được với các em rằng công ty quốc tế và công ty quốc gia có rấ nhiều điểm tương đồng nhưng có 1 điểm khác biệt căn bản, cốt lõi và nằm ở chính cái phần "hồn", phần văn hóa của công ty. Điểm chung rất dễ nhận thấy là công ty đa quốc gia hiện diện trên 2 hay nhiều quốc gia, và cũng có nghĩa là có nhân viên từ nhiều nước làm việc. Công ty quốc tế cũng có thể sở hữu đặc điểm cơ bản như trên. Tuy nhiên, khác biệt là ở chỗ, công ty đa quốc gia nhưng vẫn vận hành và thừa kế toàn bộ văn hóa của công ty gốc, công ty "mẹ", tức là sự chấp nhận về mặt văn hóa của các công ty địa phuơng ở nước khác là rất khó khăn, thậm chí họ phủ định việc đó. Tôi thấy điển hình là các công ty Trung Quốc hay Anh Quốc. Dù có mặt tại Việt Nam (lập chi nhánh, văn phòng đại diện) thì hầu như các công ty này chỉ là công ty đa quốc gia mà thôi, khi mà có mặt ở VN, họ lặp lại cách làm việc, văn hóa và cách hành xử xã hội từ nước gốc dù có dùng toàn người VN bản địa.

Công ty quốc tế thì dễ chấp nhận sự đa dạng về văn hóa hơn nhiều do người từ các nước trong công ty mang lại, dễ chấp nhận phương thức hoạt động, bản sắc của chi nhánh ở địa phương từ nước nó đang hoạt động. Tiếng Việt có thành ngữ "nhập gia tùy tục" là vậy. Các công ty quốc tế ở VN, dù có thể được vận hành bằng nguời VN bản địa hay 100% người nước ngoài đi nữa, họ vẫn muốn trở thành một công ty VN thực sự, làm theo cách VN, nghĩ và đối ứng theo cách con người VN. Một cách nhìn rất "khoan dung" với sự đa dạng văn hóa và cách hành xử giữa các thành viên đến từ các quốc gia khác nhau.

Tôi ủng hộ quan điểm này dù không phải không có những nghi ngờ nhất định. Tôi quyết định tìm qua trên Wikipedia một chút để xem sao. Và đây là kết quả, mà theo đó cũng có phần nào thiên về quan điểm trên.

INTERNATIONAL: (tìm kiếm theo từ này, kết quả khó định, tôi được dẫn ra giải thích về từ "Global" như dưới đây nhưng phần nào cũng chính là giải thích cho "international")

Global is commonly used as a synonym for "international", however such usage is typically incorrect as "global" implies "one world" as a single unit, while "international" recognizes that different peoples, cultures, languages, nations, borders, economies, and ecosystems exist. The word nonetheless sees usage as in various media buzzwords, such as "the global economy".

MULTI-NATIONAL:

Multinational corporation (or transnational corporation) (MNC/TNC) is a corporation or enterprise that manages production establishments or delivers services in at least two countries.

Vậy trở thành công ty quốc tế liệu có phải là "một bậc" cao hơn trở thành một công ty đa quốc gia, công ty toàn cầu hay không?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét