Thực ra, các bạn có thể bắt gặp câu chuyện này trong rất nhiều điều nhỏ nhặt, vụn vặt hàng ngày mà chúng ta ít nhiều không để ý tới. Bản thân nội dung câu chuyện cũng đã được ghi lại rành rọt đâu đó trong chuỗi truyện nhật ký viết về cậu cả Chip của vợ tôi trong một entry khác. Đó là chuyện lúc Chip mới chỉ đầy 2 tuổi. Nhân dịp ăn tối với gia đình anh Thành Nam, sếp của tôi trước khi sang Nhật, và có nhắc đến chuyện này, tôi viết lại để ghi nhận cũng là gợi mở suy nghĩ của chính mình dưới một góc độ khác.
Dạo này tôi hay nói về ngôn ngữ do đang chuẩn bị học tiếng Nhật để làm việc tốt hơn, hòa nhập hơn vào xã hội mà tôi sẽ sống trong 1 - 2 năm tới. Ngẫm cho cùng, ngôn ngữ cũng chỉ là 1 dạng thức các cộng đồng người (hoặc quốc gia) dùng để đặt tên (labeling) cho sự vật hiện tượng. Một người "giỏi chữ" khi họ vận dụng khéo léo ngôn ngữ đặt tên được cho sự vật hiện tượng một cách chính xác. Một người "giỏi ngoại ngữ" khi họ có thể đặt tên chính xác theo nhiều ngôn ngữ của các cộng đồng người. Tuy nhiên, cũng cần thừa nhận rằng, bản thân hệ thống tên gọi ấy(mà mọi người hay đề cập đến như là ngôn ngữ) cũng tự phức tạp hóa lên, rồi dựng ra một hệ quy chiếu ngôn từ riêng (ảo hóa sự vật) và từ đó tách ly với cuộc sống thật mà nó vốn được dùng để miêu tả. Một câu hỏi đặt ra, liệu chúng ta có khi nào "quên" đi bản chất sự việc, hoặc thậm chí sai lệch bản chất sự việc, do tự phức tạp hóa việc "đặt tên" (tức là do được giáo dục ở nhà trường và xã hội trong suốt quá trình lớn lên trong xã hội con người).
Chuyện dông dài , loằng nhoằng trên đây cũng là để mào đầu cho phần kể chuyện về CHIP mà tôi ghi chép lại dưới đây. Phải chăng đó cũng là biểu hiện của sự phức tạp hóa trong ngôn từ cho một việc hết sức giản đơn nhỉ? ;)
Khoảng 2 tuổi, Chip nhà chúng tôi bắt đầu biêt nói và nói nhiều. Trẻ con thu nhận tên gọi của mỗi sự việc một cách đơn lẻ, vô thức, chưa hề giáo dục uốn nắn mà chủ yếu thông qua quá trình "tự nạp" của bé. Hôm đó, em Ủn đang được mẹ Mai ru ngủ trong phòng, Chip cứ đi ra, di vào giữa phòng khách và phòng ngủ, đóng, mở cửa ầm ầm ảnh hưởng đến em. Mẹ Mai nhắc Chip là "con ra hẳn hoặc vào hẳn, chứ đừng ra ra vào vào như thế, làm ầm, em Ủn không ngủ được...".
Chip ngẩn người một lúc rồi trả lời mẹ từ tốn "Con ra rồi con lại vào, ra rồi vào chứ con không có ra...ra, rồi vào ... vào đâu mẹ nhỉ?"
Trời, chúng tôi sững người trước câu trả lời của đứa bé 2 tuổi, nói còn chưa hết ngọng. Ngẫm lại cho cùng, Chip có lý của mình, Chip đâu cần hiểu từ láy, từ lặp hay những hệ thống ngữ pháp ngôn từ cao siêu. Nhưng Chip đã đặt tên cho hành động của Chip chính xác hơn nhiều so với bố mẹ. Chính xác về logic một cách tuyệt đối không cần giải thích nào khác, như thể đó là logic của thiên nhiên, của tạo hóa vậy...
Sau này, tôi thỉnh thoảng đem câu chuyện này chia sẻ với các đồng nghiệp quản lý của mình, về sự chặt chẽ của logic trong công việc mà đôi khi chỉ có thể là người ngoài, thậm chí, chỉ có thể như là "con trẻ" chưa được giáo dục gì (uneducated) về sự việc ấy mới có thể đặt tên và quan trọng hơn hiểu đúng sự việc để mà có những cư xử, đối ứng đúng mực. Đấy là cái lý mà tôi muốn các đồng nghiệp áp dụng linh hoạt với mỗi dự án phần mềm, với khách hàng và với các thành viên của các dự án mà chúng tôi tham gia.
Dạo này tôi hay nói về ngôn ngữ do đang chuẩn bị học tiếng Nhật để làm việc tốt hơn, hòa nhập hơn vào xã hội mà tôi sẽ sống trong 1 - 2 năm tới. Ngẫm cho cùng, ngôn ngữ cũng chỉ là 1 dạng thức các cộng đồng người (hoặc quốc gia) dùng để đặt tên (labeling) cho sự vật hiện tượng. Một người "giỏi chữ" khi họ vận dụng khéo léo ngôn ngữ đặt tên được cho sự vật hiện tượng một cách chính xác. Một người "giỏi ngoại ngữ" khi họ có thể đặt tên chính xác theo nhiều ngôn ngữ của các cộng đồng người. Tuy nhiên, cũng cần thừa nhận rằng, bản thân hệ thống tên gọi ấy(mà mọi người hay đề cập đến như là ngôn ngữ) cũng tự phức tạp hóa lên, rồi dựng ra một hệ quy chiếu ngôn từ riêng (ảo hóa sự vật) và từ đó tách ly với cuộc sống thật mà nó vốn được dùng để miêu tả. Một câu hỏi đặt ra, liệu chúng ta có khi nào "quên" đi bản chất sự việc, hoặc thậm chí sai lệch bản chất sự việc, do tự phức tạp hóa việc "đặt tên" (tức là do được giáo dục ở nhà trường và xã hội trong suốt quá trình lớn lên trong xã hội con người).
Chuyện dông dài , loằng nhoằng trên đây cũng là để mào đầu cho phần kể chuyện về CHIP mà tôi ghi chép lại dưới đây. Phải chăng đó cũng là biểu hiện của sự phức tạp hóa trong ngôn từ cho một việc hết sức giản đơn nhỉ? ;)
Khoảng 2 tuổi, Chip nhà chúng tôi bắt đầu biêt nói và nói nhiều. Trẻ con thu nhận tên gọi của mỗi sự việc một cách đơn lẻ, vô thức, chưa hề giáo dục uốn nắn mà chủ yếu thông qua quá trình "tự nạp" của bé. Hôm đó, em Ủn đang được mẹ Mai ru ngủ trong phòng, Chip cứ đi ra, di vào giữa phòng khách và phòng ngủ, đóng, mở cửa ầm ầm ảnh hưởng đến em. Mẹ Mai nhắc Chip là "con ra hẳn hoặc vào hẳn, chứ đừng ra ra vào vào như thế, làm ầm, em Ủn không ngủ được...".
Chip ngẩn người một lúc rồi trả lời mẹ từ tốn "Con ra rồi con lại vào, ra rồi vào chứ con không có ra...ra, rồi vào ... vào đâu mẹ nhỉ?"
Trời, chúng tôi sững người trước câu trả lời của đứa bé 2 tuổi, nói còn chưa hết ngọng. Ngẫm lại cho cùng, Chip có lý của mình, Chip đâu cần hiểu từ láy, từ lặp hay những hệ thống ngữ pháp ngôn từ cao siêu. Nhưng Chip đã đặt tên cho hành động của Chip chính xác hơn nhiều so với bố mẹ. Chính xác về logic một cách tuyệt đối không cần giải thích nào khác, như thể đó là logic của thiên nhiên, của tạo hóa vậy...
Sau này, tôi thỉnh thoảng đem câu chuyện này chia sẻ với các đồng nghiệp quản lý của mình, về sự chặt chẽ của logic trong công việc mà đôi khi chỉ có thể là người ngoài, thậm chí, chỉ có thể như là "con trẻ" chưa được giáo dục gì (uneducated) về sự việc ấy mới có thể đặt tên và quan trọng hơn hiểu đúng sự việc để mà có những cư xử, đối ứng đúng mực. Đấy là cái lý mà tôi muốn các đồng nghiệp áp dụng linh hoạt với mỗi dự án phần mềm, với khách hàng và với các thành viên của các dự án mà chúng tôi tham gia.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét