Thứ Sáu, tháng 5 23, 2008

Kawaii (可愛い)


Hôm nay cuối tuần, ngồi rảnh rỗi lôi ít tạp chí ra đọc, vớ ngay cuốn tạp chí phát miễn phí cho mọi người (nước ngoài) tại Osaka (tên là Kansai Scene). Tạp chí đăng bài bằng tiếng Anh nên cũng khá dễ hiểu. Nhớ lại hôm trước vừa có dùng 1 vài câu tiếng Anh để giải thích cho 1 người bạn Nhật, chợt thấy chuyển ngữ Anh - Việt của mình ko được nhạy và bén như xưa. Đành lôi ra dịch xuôi 1 phát xem sao, ôn 1 chút về ngôn ngữ mình yêu quý đang dần dần ra khỏi đầu nhường chỗ cho thứ tiếng Nhật rối rắm.
Bài viết về 1 từ rất hay dùng trong tiếng Nhật, có lẽ đã được quốc tế hóa, phải chăng cũng đến lúc vào từ điển tiếng Anh thông dụng trên thế giới được rồi.

Kawaii!!!!!

Ở Nhật Bản, những nhân vật hoạt hình ma quỷ xấu xí và nhỏ nhắn, những nhân vật khiêu gợi, mèo Kitty, ngôi sao nhạc nhẹ, những bé con, và tất cả những gì như thế đều có thể được gắn với từ kawaii.  Thông thường, kawaii được chuyển nghĩa thành kháu khỉnh ("cute") thôi thì không hoàn toàn chính xác vì không truyền tải được âm hưởng văn hóa trong nó. Vậy thì, nó là gì? đến từ đâu, và người ta nói gì về ý nghĩa cố hữu của nội tại từ "kawaii"?

Kể từ những năm 1970, kawaii ngày càng quan trọng như một vũ khí bán hàng cho ngành công nghiệp Nhật Bản. Mọi thứ từ quần áo, đồ ăn, vật dụng gia đình được trang điểm với một mô-típ "kháu khỉnh" thì có thể bán được dễ dàng hơn nhiều so với những họa tiết chỉnh chu. Điều này giải thích vì sao văn hóa kawaii lan rộng rất nhanh ở Nhật. Cho đến giờ, sau hơn 30 năm từ khi xuất hiện các sản phẩm kawaii, không ai còn nghĩ rằng đây chỉ là 1 cách marketing dùng thu hút đại chúng ngắn ngủi nữa.

Kawaii còn đang tạo riêng mình một hệ thống ngôn ngữ kèm theo: kimokawaii là một từ ghép giữa kimochiwarui (xấu xa, nổi dậy) với kawaii để chỉ các nhân vật hoạt hình ma quỷ vừa xấu xí nhưng lại vừa kháu. Từ khác thì có erokawaii, được tạo ra bằng cách cộng từ "erotic" (gợi tình) với từ kawaii. Đây chính là sức thu hút mới của kawaii, chỉ cần ghép với 1 từ khác để có thành 1 từ mới ngay được.

Theo lệ thường, các xu hướng thời trang của Nhật sẽ có thể sang Châu Âu và Mỹ sau khoảng 1 hoặc 2 năm. Ngay cả những siêu phẩm như Hello Kitty hay Doremon cũng vậy. Ngày nay, ta có thể tìm thấy rất nhiều cả sản phẩm "kháu khỉnh" của Nhật không chỉ trong các cửa hàng của Nhật mà còn cả ở trong cả các cửa hàng của châu Âu nữa. Nhưng vì sao một xu hướng văn hóa rất thịnh hành lại không được tiếp nhận ở bên ngoài Nhật Bản vậy? Liệu đây có phải là một bằng chứng cho việc văn hóa kawaii đặc trưng cho Nhật Bản và vì thế, không thể chuyển thể cho các loại sản phầm và các nền văn hóa khác?

Kawaii không thể được dịch hoàn toàn sang ngôn ngữ phương Tây được. Chẳng thể tìm được từ nào trực nghĩa tương đương với nó cả. Người ta chỉ có thể tìm thấy khi tra kawaii trong từ điển từ là hàng loạt các từ mà bản thân chúng cũng mâu thuẫn lẫn nhau (kháu, quan trọng, xinh, đẹp ...). Trong tiếng Đức, từ kawaii lại thường được dịch là süß hay niedlich hay tiếng Anh là cute, những từ chỉ hay dùng khi nói về trẻ con. Vì thế, bộ quần áo kháu khỉnh thì thường chỉ dùng cho đồ vật của trẻ con chứ không dùng cho người lớn được. Ít ra thì có thể coi là 1 lý do vì sao thời trang nước Đức chưa tiếp nhận được thời trang Kawaii từ Nhật được.

Sự đa dạng về thời trang tại Nhật Bản vốn làm kinh ngạc hầu hết các du khách phương Tây, nhưng rõ ràng quan điểm trước chủ nghĩa cá nhân và giới tính đang bị hiểu nhầm. Ai cũng có thể nhận ra được rất nhiều người Nhật Bản dành thời gian rảnh rỗi của mình trong cửa hàng sách để đọc về các tạp chí thời trang. Nếu quan sát kỹ hơn nữa về thời trang Nhật Bản dành cho các bà các cô trẻ đẹp sẽ thấy sự phân loại khá rõ ràng, và tất cả, từ 1 góc độ nào đó, thì ảnh hưởng của kawaii.

Có thể thấy 3 phong cách chủ đạo cho chị em ở lứa tuổi 15 đến 30:

Phong cách "đàn chị"(お婦系)

Từ vựng này cũng mới ra đời (oneekei), mô tả dáng vẻ trưởng thành và lịch lãm. Những màu sắc thanh nhã đi kèm với các phụ trợ bằng vàng là đặc trưng. Thông thường, chị em lứa tuổi 20 trở lên thì chuộng mốt này. Sinh viên cũng có vẻ như sẵn sàng thay đổi toàn bộ tủ quần áo của mình trong thời gian nghỉ học kỳ trước khi bước vào năm thứ 4 đại học.

Nữ tính (ギヤル系)

Màu bóng bảy, phụ trợ cuốn hút, cùng với kiểu tóc ấn tượng là đặc trưng của phong cách này. Thông thường thì được dùng trong buổi tiệc tùng nhưng cũng có thể thấy ở các sinh viên hay những người làm nghề tự do (freeta). Xu hướng "erokawaii" dựng ra một ca-ta-lô mới cho phong cách này.

Thông tục (カジユアル系)

Bản thân từ này cũng đã giải thích lên phong cách của nó rồi - giầy thể thao, quần jean và áo phông chui đầu rộng với màu sắc nghiêm chỉnh.

Trên đây là toàn bộ 3 quy tắc chính trong phong cách thời trang của phụ nữ Nhật Bản. Mỗi phong cách sẽ có tạp chí riêng và các cửa hàng lớn riêng biệt, thậm chí là cả 1 tầng riêng trong siêu thị. Ngay cả giới mày râu cũng nhận ra được sự khác biệt đó. Điều này chứng tỏ thời trang Nhật không phải sự thể hiện của từng cá nhân mà cũng có thành tập hợp theo các phân khúc.

Khi hỏi một ai đó về nguồn gốc của các phái sinh kawaii ngày nay, tất cả mọi người đều đã trả lời là có từ một cô ca sĩ nổi tiếng của Nhật Bản Koda Kumi. Rất nhiều tạp chí tại Nhật đều đăng ảnh Kumi lên trang bìa dưới tiêu đề  "Kumi - phong cách độc lập, kháu khỉnh, sexy và  vô cùng gợi tình" (強さも、セクシーさも、かわいさも自由に表現する")

Tất nhiên, ngay cả những hợp nghĩa mới cũng không thể chuyển đổi đầy đủ sang được văn hóa phương Tây. Đặc biệt "sexy" và "kawaii" bởi vì khi đó kawaii thì luôn bị liên tưởng tính trẻ con,và dẫn đến mọi người hiểu nhầm sang phong cách thời trang Lolita. Lolita hiển nhiên không thể cùng một trường phái ý tưởng của phong cách erokawaii được.
 
Một mặt, ta có thể xem đây là một cuộc cách mạng trong thời trang Nhật Bản. Mới chỉ cách đây ít lâu, việc phụ nữ để lộ quá nhiều thân thể và mặc các nội y, sử dụng các đồ phụ trợ ấn tượng bị coi là lộ liễu nên xu hướng hiện tại cần được hiểu như là 1 bước tiến rồi. Mặt khác, có nên đặt thành câu hỏi khi những thiếu nữ trẻ chỉ chạy theo một kiểu thời trang như vậy bởi vì họ muốn mặc như thế.

Tạp chí cho phụ nữa thường có một mục cho giới mày râu bình phẩm về những phong cách mà họ ưa thích, qua đó cho thấy phụ nữ Nhật rất quan tâm đến ý kiến của phía bên kia.

Có thể còn có rất nhiều trường phái kawaii, nhưng so với những thiết bị trò chơi điện tử đời mới nhất, bình đẳng và cá nhân hóa còn cần nhiều thời gian hơn nữa để lan tỏa khắp cả nước.

(Sina Umi Wagner - Tranh minh họa: Yoko)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét