Thứ Bảy, tháng 12 31, 2016

Người thầy vĩ đại biết cách truyền cảm hứng...

Vẩn vơ, thơ thẩn dịp cuối năm!

Được ông anh dẫn đi thăm một trung tâm đào tạo tiếng Nhật tại Hà Nội mở ra được hơn 2 năm. Nếu thời thượng bây giờ gọi là Start-up giáo dục Ed-tech. Cơ sở không quá khang trang nhưng thực sự ấn tượng về sự quan tâm của các founders đến lề lối sinh hoạt chỉnh chu và nền nếp, tập trung rèn cả ý thức sống. Người Việt sang Nhật du học sinh, kiến tập sinh hay XK lao động cần lắm không chỉ ngôn ngữ để giao tiếp mà trên cả là một ý thức và văn hoá sống cho phù hợp. Từ đấy mới có thể thực sự rèn luyện và phát triển được bản thân trong môi trường nước Nhật (cùng là đi XKLD với nhau để kiếm tiền thì được nhiều tiền hay ít tiền hoá ra bị chi phối lớn bởi ý thức sống này khi ở Nhật, mình thật).





Bất ngờ hơn là vào phòng giáo vụ, tuy còn đơn sơ nhưng có vài dòng chữ chép tay khiến mình có nhiều suy nghĩ:

+ Level 1: Người thầy trung bình chỉ biết nói...
+ Level 2: Người thầy giỏi biết giải thích
+ Level 3: Người thầy xuất chúng biết minh hoạ
+ Level 4: Người thầy vĩ đại biết cách truyền cảm hứng.



Cuối năm nhìn lại công ty 3S với trăm bạn trẻ, háo hứng làm việc, học tập, rèn luyện và kiếm tìm kinh nghiệm lẫn tiền bạc mà vẫn thấy ngỡ ngàng, bấp bênh thế nào ấy. Một mong muốn dang dở của mình cả năm qua là xây dựng văn hoá công ty Learning Company, bất kể vị trí nào, top managers hay cuders cũng luôn luôn thấy đang OJT, luôn luôn cần học tập liên tục, thậm chí tôn thờ life-long learning như một thứ đạo giáo.
Ấy nhưng, có lẽ đang quá nhiều người, đặc biệt ở những vị trí quan trọng tại công ty chỉ biết nói...
Doanh số tăng, tiền tăng nhưng kiến thức không tăng, người đông lên, vật chất nhiều lên nhưng cảm giác công ty có tý nghèo đi thế nào ấy.

Tâm sự vài dòng cuối năm 2016. Sang năm mới 2017, chúc toàn bộ anh chị em 3S chúng ta, ai ai cũng trở thành học trò chăm chỉ, ai ai cũng nỗ lực phấn đấu thành người thầy giỏi, từ level 2 trở lên nhé.

18.00, 31/12/2016

Thứ Năm, tháng 12 22, 2016

Xoay quanh chuyện phần mềm ở Nhật (dịch thuật từ NikkeiBP ITPro)

Theme: “Software the matters” by IT Pro



Chia sẻ của giáo sư Robert E. Cole, đại học California, Berkeley

Nhật Bản dường như có một ngành công nghiệp phần mềm sôi động; Tính về doanh số ngành công nghiệp phần mềm, Nhật cạnh tranh với Đức cho vị trí số 2 trên toàn cầu chỉ sau Hoa Kỳ. Công ty Nhật Bản cũng chứng minh có năng lực quy trình vững vàng trong phát triển phần mềm. Nhưng trên thực tế thì cái gì thực sự có ý nghĩa, nếu xét về điều kiện phù hợp cho những đột phát về phần mềm đỉnh cao, hướng tới tạo dựng được các sản phẩm và dịch vụ cạnh tranh cấp độ toàn cầu?

Lãnh đạo doanh nghiệp Nhật Bản đã quá chậm chạp nhận ra bản chất sự chuyển dịch sang hướng phần mềm (“chuyển dịch mềm”). Sự thành công của sản xuất Nhật Bản trong quá khứ kết hợp với một hệ tư tưởng làm “thủ công” monozukuri đã hạ thấp vai trò của phần mềm, chỉ dừng ở mức nhận biết nhu cầu phần mềm như là một trình điều khiển phần cứng để có được các chức năng mới, tạo giá trị gia tăng và sự khác biệt mà thôi.

Chắc chắn một điều rằng, ngay cả các thị trường tài chính Mỹ cũng mất một thời gian dài để nhận ra tiềm năng của ngành công nghiệp phần mềm. Marc Andreessen, người sáng lập của Netscape và cũng là nhà đầu tư mạo hiểm rất thành công, từng nêu bật bản chất sự “chuyển dịch mềm” của ngành công nghiệp này trong một bài viết được chia sẻ rộng rãi trong một số báo trên Wall Street ngày 20/08/2011. Ông đăt tiêu đề bài viết, "Tại sao phần mềm đang ăn cả thế giới."

Ông chỉ ra rằng ngày càng có nhiều doanh nghiệp và các ngành công nghiệp dựa trên phần mềm nhằm cung cấp dịch vụ trực tuyến như phim ảnh, thậm chí cả nông sản hay trang thiết bị quốc phòng. Động lực cho chuyển dịch này là sự ra đời của các doanh nghiệp điển hình kiểu thung lũng Silicon Valley, ngày càng lan rộng, đảo lộn toàn bộ cơ cấu các ngành công nghiệp truyền thống.

Amazon, kẻ được coi là đại diện cấp tiến của dịch chuyển này, tạo cốt lõi phần mềm cho mình với mục tiêu duy nhất là thể bán được hầu như tất cả mọi thứ trên mạng. Tương tự như vậy, điện thoại di động và nhiếp ảnh cũng đã chuyển biến dần thành ngành công nghiệp phần mềm. Hầu hết các ngành công nghiệp "nguyên thủy" như làm đồ nội thất sản xuất ngày càng phụ thuộc vào phần mềm để đánh giá xu hướng của người tiêu dùng, thiết kế, xây dựng và cung cấp sản phẩm của mình một cách kịp thời. Logistics và phân phối đang ngày càng trở thành một ngành công nghiệp bị chi phối bởi phần mềm và không cần phải nói gì cũng hiểu, ngành công nghiệp ô tô cũng đang nhanh chóng dịch chuyển theo hướng này. Google hiện đang thống trị ngành công nghiệp tiếp thị bán lẻ ở Hoa Kỳ. Không thể tưởng tượng được các ngành công nghiệp dịch vụ tài chính hiện nay mà thiếu vắng sự chi phối của phần mềm sẽ thế nào.

Không có ngành công nghiệp truyền thống nào miễn dịch được với xu thế phát triển trên! Mô hình kinh doanh hình thành trước đây dần bị xóa sổ vì chúng thường không điều chỉnh kịp với các tay chơi mới gia nhập thị trường. Các hãng hàng không hiện giờ có lẽ chỉ phân biệt mình với các đối thủ bởi những tính năng phần mềm của họ, thứ đã giúp tạo nên độ biến thiên của giá vé cực lớn cũng như khả năng để tối ưu hóa các tuyến đường hay tăng được hiệu suất chuyên chở.

Tại Hoa Kỳ, những xu thế phát triển ấy bao trùm mọi thảo luận kinh doanh. Chuyên gia phần mềm được tiến cử vào vị trí nắm quyền lực và có ảnh hưởng lớn. Tháng Tám năm 2016, GE đưa hai giám đốc điều hành CNTT hàng đầu lên nắm quyền lực cao nhất công ty. CIO ngày nay được quyền tiếp cận tới vị trí điều hành cao cấp để có thể tập trung vào việc sáng tạo ra các sản phẩm, dịch vụ và các mô hình kinh doanh mới, không chỉ còn đơn thuần là để giảm chi phí như trong quá khứ. Những công ty phần mềm thành công được ca ngợi là nhà lãnh đạo có tầm nhìn xa. Điều này thu hút các sinh viên đại học tốt nhất và sáng nhất cho sự nghiệp CNTT. Vậy mà xu thế phổ biến ở Hoa Kỳ này lại chưa hiện diện tại Nhật Bản.

Mỹ có thuận lợi lớn, Andreessen lập luận, do vốn có sẵn các cở sở nghiên cứu lớn trong trường đại học, gắn bên trên một văn hóa kinh doanh chấp nhận rủi ro, cộng thêm một lượng lớn tài chính dành cho đổi mới được đi kèm với các hệ thống luật pháp tin cậy về hợp đồng và kinh doanh. Khi Andreessen viết bài báo của mình, luận điểm trên còn có đôi người cho là chưa đáng tin cậy; còn giờ đây, chỉ mới khoảng 5 năm sau, nó được công nhận rộng rãi không khác lời sấm truyền.

Trong các công ty Nhật Bản, các chuyên gia phần mềm cao cấp nhất thường ghánh trọng trách mảng việc gia công phần mềm. Các quyết định liên quan đến chiến lược và mua sắm phần mềm thường được giao cho các công ty chuyên kinh doanh CNTT, vốn đã tồn tại từ thập niên 90 để giảm chi phí. Những quyết định đẩy công việc phần mềm ra ngoài do chủ yếu không nhận ra phần mềm đang trở thành cốt lõi kinh doanh của công ty. Điều này hàm ý rằng các công ty mẹ sẽ chỉ duy trì mức năng lực phần mềm tự thân mình thật khiêm tốn nhất, vùa đủ khả năng đánh giá mua sắm phần mềm nào theo hướng lợi ích nhất cho công ty mẹ mà thôi.

Trong bảng xếp hạng toàn cầu các khoa CNTT ở các trường đại học Nhật Bản, thậm chí không nằm tốp trên cùng của bảng xếp hạng nhóm các quốc gia châu Á. Ngay cả trong các ngành công nghiệp ô tô, nơi mà Nhật Bản có vị trí cạnh tranh tương đối trên toàn cầu, thì vai trò ngày càng tăng của phần mềm lại chỉ đưa các công ty lớn của Nhật như Toyota đến hợp tác với các trường đại học danh tiếng của Mỹ như, MIT, Stanford và Đại học Michigan, nhằm tiếp cận các nền tảng IT mới hay trí tuệ nhân tạo. Cuối cùng, không giống như Hàn Quốc, CEO Nhật Bản còn quá kiệm lời mà không đề cập đến tầm quan trọng của phần mềm tới sự sống còn trong tương lai ở các công ty họ điều hành.

Liệu đội ngũ làm CNTT Nhật đang được triển khai theo cách thức có thể góp phần vào sự chuyển dịch mềm hay không? Cơ quan xúc tiến Công nghệ thông tin (IPA), một công ty con của METI, đưa ra báo cáo rằng khoảng 75% nhân viên kỹ thuật CNTT của Nhật Bản là quân số của các công ty dịch vụ chuyên ngành CNTT ( các công ty tích hợp hệ thống lớn và các công ty thầu phụ, thường được nhắc tới như các nhà máy phần mềm). Tại hầu hết các công ty này, số lượng cơ hội cho việc tạo ra các sản phẩm phần mềm sáng tạo để cung cấp dịch vụ cho quảng đại quần chúng thì còn quá hạn chế.

IPA cũng chỉ ra rằng, việc điều phối các nhân viên kỹ thuật CNTT của Nhật gần như đảo ngược với Mỹ. Ở Mỹ, 29% nhân lực kỹ thuật CNTT nằm tại các công ty dịch vụ chuyên ngành IT, phần còn lại 71% thì nằm ngay trong các công ty kinh doanh, gồm cả các công ty khởi nghiệp. Điều đó có nghĩa là nhân lực phần mềm ở Mỹ được đặt vào vị trí thuận lời để tạo dựng nhiều phát kiến trong phần mềm.

Đúng là Nhật Bản đang đứng thứ 2 hay thứ 3 trên toàn cầu về quy mô ngành công nghiệp phần mềm và có hạ tầng CNTT cộng với năng lực quy trình tốt là điều không còn gì phải bàn cãi nữa. Tuy nhiên, chúng ta phải tự hỏi, điều này liệu có ý nghĩa cho việc sự chuyển dịch mềm và tác động tới lợi thế cạnh tranh toàn cầu về sản phẩm và dịch vụ hay không?

Các điều tra chọn lọc từ các bảng xếp hạng quốc gia công bố bởi Diễn đàn kinh tế thế giới trong Báo cáo CNTT toàn cầu năm 2015 tiết lộ rằng Nhật Bản đứng thứ 25 về vốn; thứ 20 về tầm quan trọng của CNTT trong định hướng của Chính Phủ; thứ 27 về mức độ thành công của chính phủ trong việc thúc đẩy CNTT; thứ 14 về tác động của CNTT tới các dịch vụ và sản phẩm mới; thứ 39 về tác động của CNTT lên mô hình tổ chức mới; thứ 63 về việc tỷ lện % nhân lực có kiến thức chuyên ngành; thứ 24 về tác động của CNTT tới việc tiếp cận các dịch vụ cơ bản; và cuối cùng là thứ 25 về việc hiệu quả sử dụng và quản trị CNTT.

Tóm lại, chúng ta thấy rằng Nhật Bản là một nền kinh tế hàm chứa một tiềm năng rất lớn cho sự đổi mới phần mềm, nhưng thiếu chút xíu về cách thực hiện và tối ưu hóa tiềm năng đó để tạo ra sự chuyển dịch mềm nhắm tới sản phẩm và dịch vụ có tính cạnh tranh cao hơn trên quy mô toàn cầu.

Ghi chú ngắn của tôi lần này chủ yếu về lý do tại sao Nhật Bản đã không thể có được kết quả từ những gì nó có. Tôi sẽ tiếp tục tiết lộ những gì tôi nghĩ. Những gì tôi mong đợi là sẽ có nhiều thảo luận hơn về vấn đề này bởi chính các bạn Nhật Bản. Xin vui lòng gửi những suy nghĩ của bạn để đội biên tập ITPro tại Nikkei BP.

Chủ Nhật, tháng 12 18, 2016

Suy ngẫm TRƯỜNG CHUYÊN LỚP CHỌN (chuyện lớp CHIP)

Cuối tuần rảnh rỗi sinh nông nổi, mình xin chia sẻ lại quan điểm trong thảo luận ở 1 closed group mình tham gia để các bạn cho ý kiến thêm. Câu hỏi mình đặt ra là:

+ Trẻ học chuyên có nghĩa là được làm trước tuổi các bài tập, kiểm tra khó hơn, vốn dành cho các lớp lớn hơn nhưng với khung chấm điểm kỳ vọng thấp hơn? 
(Nghe nói bộ GD ta chỉ đạo theo mô hình này. Bài làm nâng cao thực chất là bài bình thường dành cho lớp 8, lớp 9 hay lớn hơn nhưng các con đang ở lớp 6 làm và được điểm 5 hay 6 cũng đã là tốt rồi ấy)

=========
Cám ơn Ban phụ huynh lớp cho tôi cơ hội đi nghe trao đổi về việc học tiếng Anh cơ bản trên lớp của các con. Thực sự lớp 6A1 nhà mình rất may mắn vì các bạn đều ngoan giỏi, lại được tất cả bố mẹ nói chung và đặc biệt ban phụ huynh nói riêng rất tích cực, quan tâm sâu sát đến việc học trên lớp của các con.
Hồi tháng 6 vừa rồi, mình có tham gia hội thảo của tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OECD do bộ ngoại giao Việt Nam phối hợp tổ chức về chủ điểm công nghiệp 4.0. Trong đó có đề cập đến khung giáo dục thích ứng đến năm 2030. Xin phép được chia sẻ lại. Dưới đây là một sơ đồ mình tóm lược từ đó ra.
Việc này, nghe hơi vĩ mô nhưng nhiều lúc ngẫm nghĩ thì thực ra có thể là cơ sở định hướng các nội dung trao đổi nhằm hỗ trợ thầy cô và nhà trường cùng hợp tác, suy nghĩ về đổi mới cách tiếp cận và truyền đạt kiến thức cho các con qua những hoạt động, bài tập cụ thể.
Với tiếng Anh trong lớp chuyên như 6A1 nhà mình cũng vậy, Anh ngữ trước tiên nên là phương tiện để biểu đạt cách tiếp cận nội dung hay sáng tạo nội dung. Ví như, trình bày quan điểm cá nhân về sự kiện mang tính thời sự qua diễn đạt nói, viết. Tóm tắt nội dung một đoạn phim, hay chắt lọc những cấu trúc câu các con thực sự thích thú, có ấn tượng từ ngữ cảnh ở một bài hội thoại, một mẩu video, v.v... là một trong những cách để giúp bọn nhóc tư duy ngôn ngữ đi đôi với nội dung logic nhẹ nhàng. Như thế sẽ không còn quá bó buộc vào khung cứng giáo dục của cách tiếp cận giảng dạy trong giờ nâng cao hiện nay (bài làm nâng cao thực chất là bài bình thường dành cho lớp 8, lớp 9 hay lớn hơn nhưng các con đang ở lớp 6 làm và được điểm 5 hay 6 cũng đã là tốt rồi ấy).

Tất nhiên có nhiều quan điểm giáo dục, tôi cũng chỉ xin chia sẻ một góc nhìn cá nhân để các bố mẹ tham khảo.
=========


OECD gợi ý tập skillsets cần thiết cho dạy trẻ con đến năm 2030(?) nhưng hoá ra nhiều công ty start-up toàn trẻ con đấy nhỉ?
Cognitive còn chả hiểu gì rồi giờ lại còn meta-cognitive là cái gì vậy ta

Thứ Bảy, tháng 12 10, 2016

Mỳ cá kho (Nishinsoba - にしんそば)

Nghĩ lại lần đầu tiên mình thưởng thức món mỳ Soba cá kho của Nhật có khi tầm 8 năm trước, 2008, tại Himeji.

Mỳ nước mà cho nguyên con cá bằng bàn tay thì thoạt nhìn ai cũng thấy lạ và có thể rất khó ăn. Sự thật thì cũng không có nhiều người Nhật hay Việt thích món này. Còn mình, từ sau miếng cắn đầu tiên đó, nó trở thành một day dứt mỗi khi đến Nhật, hệt như cơm lươn (unadon) vậy. 
Cá kho hơi mằn mặn pha lẫn ngọt ngào, săn chắc rắn rỏi, tởi dần vị biển vào nước dùng nóng ấm của Soba, thêm chút hành hoa, ớt bột bảy vị shichimi thì đã chỉ muốn sà ngay vào rồi đi đâu thì đi. Lúc nào nghĩ đến thôi cũng giá mà...

Nước Nhật là quốc đảo nổi tiếng toàn thế giới về các món cá nhưng cũng là nơi phát kiến số một về mỳ sợi. No doubt. Sự kết hợp mỳ và cá biển sớm thành một trong những điều tất-lẽ-dĩ-ngẫu.
Mỗi lần đi công tác hay quay lại Nhật đi chơi, tôi đều cố gắng tìm quán có mỳ cá kho gần đó để thưởng thức. Lâu dần, các bạn Nhật cũng quen, nếu có rủ đi ăn trưa thì cũng hay để ý osusume tôi quán Nishin Soba quanh khu vực.

Cố đô Kyoto, thành phố tôi yêu và gắn bó, vốn là thung lũng lòng chảo trong núi, khá xa biển để mà xưa kia có thể có được cá để ăn. Vì thế, cá Nishin (herring fish) cần kho mặn bảo quản đáp ứng điều kiện vận chuyển xa và ăn dần.

Lần này, tôi quyết tâm dành ngày cuối tuần Kyoto, tìm tới bằng được nguồn cội của món mỳ cá kho trứ danh này. WoW. I did it. Quán tộc trưởng mỳ cá kho Matsuba, chi trưởng của mọi chi, có từ năm 1861. Đến giờ là 155 năm sau, quán vẫn thế, truyền thống và lành nghề với các bà cô phục vụ món, hỏi ra mới biết đã có thâm niên đến 30-40 năm liên tục làm ở đây rồi.
Thật không ngờ, giữa góc ngã tư Shijo sầm uất, náo nhiệt khách du lịch suốt đêm ngày lại có một món cổ truyển đến vậy.

Giá một bát mì cá kho ở đây khá cao, tầm 1400 yên đến 1500 yên (~300K VND). Cõ lẽ vì miếng cá, săn chắc, dầy dặn và hương vị không thể trộn lẫn vào bất cứ quán nào khác. Thông thường, mọi người để ý chút thì cũng có thể kiếm được món này với tầm 1000 yên ở các khu ăn uống lớn.

良かった! Nhiều khi mình cứ vui lâng lâng với nước Nhật qua mấy thứ vặt vãnh kiểu vậy ấy.

Quán mỳ sau lưng tôi, ở góc ngã tư Shijo náo nhiệt

Phù điêu trang trí đơn giản về quá trình làm mỳ Soba

Lunch set 1500 Yen, gồm thêm bát cơm ruốc cá hồi cho đủ no

Quán chi trưởng Matsuba, 1861, 155 năm nay làm món này roài.

Thứ Tư, tháng 12 07, 2016

Ogimachi Koen

Rảnh nhậu tý bị thơ thẩn nơi đất xưa. Có phải đi Mỹ lẩy Khoa nhiều bị lây không nhỉ?

Ogimachi Koen


Nhiều năm qua mới có dịp quay lại
Ogimachi, tuổi ấu thơ hai con xưa gắn bó.
Cây cầu đỏ dáng em con lũn chũn.
Ống trượt 5 tầng vàng, cha cùng con rượt đuổi
Lòng dũng cảm khi ấy, xây bởi bậc thang cao.

Đâu đó góc công viên này
Tiếng con cười, reo vui hòa tiếng lá
Nhớ đêm Trung Thu nằm đồi, mùi cỏ lạ
Cả nhà ta mộng ước, trăng không già.

À kia rồi, lang thang chiếc xẻng nhựa,
Xe cát đã đầy, em Ủn chở đến đâu?
Đất nặn, thừng treo, kính vạn hoa, máy bay giấy
Bóng con vươn dài theo trái tròn lăn.

Gió lạnh chớm đông, lá vàng xốn xang lối nhỏ
Khoé mắt cha cay cay, tại gió hay trở lòng?
Con lớn lên, nhiều ngả đường vững bước
Nhưng nơi công viên này, quẩn quanh vòi nước nhỏ
Vẫn đó, thầm thì giọt yêu tuổi thơ con.


(Ogimachi Park 12/2016)

Cầu trượt đỏ, cầu trượt vàng

Cầu trượt vàng cao ngang 5 tầng nhà (so với tòa nhà bên cạnh)

Môn trèo tường (các con bé quá, thường chơi loay hoay dưới chân tường thôi)

Vòi nước nhỏ, rửa tay chân và cả uống nữa.



Thứ Ba, tháng 10 25, 2016

Still loving you

Monsoon có Scorpion diễn thì ngon rồi nhưng lời ca của Klaus Meine thì bọn già già tý nhiều khi cảm nhận kiểu khác hơn...

Trong đời, có tý tuổi mới dễ có được chút va vấp, đổ vỡ, rạn nứt để thấy thấm thía hơn về những gì bản thân K.M trải qua trong cá nhân hay bối cảnh xã hội khi đó. Lần nào cũng vậy, "bức tường" wall of pride trong bài hát này, dù Scorpion hay ai trình bày đi nữa, cá nhân tôi cũng luôn bị ám ảnh bởi Berlin Wall và sự chia cắt ở nước Đức từ  đầu thập kỷ 60 cho tới cuối những năm 80.
Túm váy lại thì rằng thì là mà tình yêu sẽ vẫn còn đó, cái gì thuộc về đâu thì sẽ thuộc về đó. Chỉ cần ta cứ ở nguyên đó, bất động, còn thời gian, vâng chỉ cần thời gian, tự nó chạy quanh vòng quanh mà thôi.

Giới thiệu các bạn một khảo dị cover vài năm trở lại đây tôi hay nghe do 2 bạn thí sinh xuất chúng của the voice Nga (1 bạn đã là quán quân mùa đó) phiêu. Cũng phê lắm thay! Coi như làn gió đổi mới (wind of change ) đi nếu bạn chưa từng nghe version này. Lời ca của những thập niên vàng 80 đi cùng năm tháng là vậy; lúc nào, ở đâu và dù ai hát đi nữa vẫn ngập tràn cảm xúc với ý nghĩa đắt giá trên từng ca từ. #scorpion #music #TheVoiceOfRussia

Time, it needs time to win back your love again
I will be there, I will be there
Love, only love can bring back your love someday
I will be there, I will be there...
If we go again all the way from the start
I would try to change the things that killed our love
Your pride has built a wall, so strong that I can't get through
Is there really no chance to start once again? I'm loving you...


Chủ Nhật, tháng 10 02, 2016

Hướng về ánh mặt trời! (日光へ行 - Go to the sunlight)

Iroha-zaka (いろは坂) là tên một trong những cung đường zigzac nhất Nhật Bản, băng ngang qua trong khu bảo tồn quốc gia Nikko (日光), nối từ trung tâm thành phố lên hồ Chuzenji (中禅寺 - Trung Thiền Tự). Đây là phần đẹp nhất của quốc lộ 120, là cung đường đầy trải nghiệm, đam mê và thèm muốn, của các tay lái ô tô cũng như biker tại Nhật.


Iroha-zaka dẫn ta từ trung tâm Nikko lên đến mặt hồ Chuzenji ở độ cao 1270m trong khoảng cách 3km đường chim bay (còn cung đường bộ khoảng 7-8km). Đường lên và xuống tách biệt với 20 khúc cua "kẹp tóc" lên và 28 "kẹp tóc" xuống (hairpin curves). Như vậy, Iroha-zaka vừa cua gấp, vừa dốc lớn cùng lúc nên khá khó nhằn với tay lái non dù mặt đường thì tuyệt đẹp với độ nghiêng hướng tâm cua khá mượt mà. Chả thế mà nhiều sách báo xếp iroha-zaka là một trong những con đường thách thức nhất ở Nhật nói riêng và trên thế giới nói chung (thật ra nguyên văn là "one of world's scariest roads"). Tổng số 48 khúc cua cũng tình cờ tương đương với tổng số 48 âm ngữ ký tự của tiếng Nhật. Từ thế kỷ thứ 11, dân gian có bài thơ rất phổ biến mà người Nhật ai cũng biết, dùng đủ cả 48 ký tự này mà không bị trùng lặp. Bài thơ bắt đầu bởi 3 âm "i-ro-ha". Vì thế mà có tên Iroha-zaka này (い-ろ-は坂). 48 khúc cua, được người Nhật đánh biển đường từ 1 đến 48 cẩn thận, chính xác, rồi ghi cả âm sắc tương ứng thứ tự trong bài thơ lên đó. Đúng là chỉ có Nhật Bản.


Lần này tôi đã có cơ hội làm đủ 1 rổ 48 con cua núi bự này bằng ô tô. Giá mà được cưỡi "ngựa chiến" BMW của mình để lướt thì chắc phê vô cùng (nhưng cảm nhận là rất nguy hiểm, dễ xoè ngay cả khi tốc độ không cao). Ngày nghỉ chủ nhật, cũng thấy biker Nhật chạy route 120 này khá nhiều. Có lẽ cũng đi bắt cua giống mình. 
Oku-Nikko (Deep-Nikko), cách Tokyo khoảng 3.5 tiếng chạy xe (~200km), hoàn toàn xứng đáng là một trải nghiệm đẹp nếu bạn có 2 ngày cuối tuần ở Tokyo.

Thứ Sáu, tháng 9 09, 2016

Suitcase of memories - hành trang kỷ niệm

Rảo bước trên đường đời, ta chợt nhận ra có quá nhiều thứ phải kết thúc. Có những gắn bó tưởng chừng như cả đời này, chia ngọt sẻ bùi, nhưng giờ sẽ không thể đi chung đường được nữa. Tất cả được chất chứa hỗn độn, phức tạp, trong hành trang kỷ niệm theo ta trên từng tiếng tích tắc của nhịp thời gian. Đóng nắp vali ấy lại, ta có được một chút tĩnh lặng cần thiết để nhìn, để thấu hiểu tâm can của chính mình. Và rồi khi đắm chìm trong những miên man suy nghĩ, bao ký ức tươi đẹp vẫn đang cố gắng lịch kịch như chực bung xoè ra, lấp ló trên những con số mặt đồng hồ. Những khuôn mặt dần nhạt nhoà. Đến bóng tối đằng sau lưng cũng nhạt dần, chuyển sắc xám.
"Lying in my bed I hear the clock tick and think of you
Caught up in circles, confusion, is nothing new
Flashback, warm nights, almost left behind
Suitcase of memories, time after"
Hội ngộ rồi chia ly chỉ là một phần tất yếu trong của cuộc sống, ta cũng như bao người khác cũng sẽ có lúc buộc phải nói lời giã biệt với người mình yêu thương. Có ai đó rồi sẽ bỏ ta đi xa. Tệ hơn nữa, chúng ta có thể đánh rơi nhau đâu đó trong cuộc đời này mà không hề hay biết cho đến khi quá muộn. Không có gì mới mẻ ở đây cả. Cuộc sống muôn nẻo thì cũng có cả triệu lý do để kết thúc những mối quan hệ. Tự an ủi rằng đấy cũng là một cách cuộc sống này vận hành và phát triển. Có khác thì chỉ là sớm lạc mất nhau, tim vỡ ra một xíu, nước mắt xuôi một ít, lòng quặn đau thêm một chút.

"Sometimes you picture me - I'm walking too far ahead
You're calling to me, I can't hear what you've said -
Then you say - go slow - I fall behind -
The second hand unwinds"
Ta thừa nhận rằng làm gì có ai cứ thế bước đi tiếp hành trình cuộc sống mà như chưa từng có chuyện gì xảy ra, như chưa từng bị va vấp và tổn thương. Có đâu dễ vứt được cái vali hành lý ấy. Ngược lại, kỷ niệm cũng chính là thứ hành lý mà ta sẽ phải mang theo suốt đường đời. Thời gian tiếp tục trôi qua những mốc cuộc đời 22 - 26 - 28 - 30 - 37 và vali ngày một trĩu nặng. Các con số nhảy nhót: 22 ra trường - đi làm, 26 lễ cưới, 28 Chip, 30 Ủn và 37 Time After Time. Trằn trọc không ngủ nổi, ta ngồi đếm thời gian và nhớ về những gì vốn từng là thân thương nhất, những thầm kín đã bị đánh cắp từ nơi sâu thẳm nhất khi con tim đã không còn hoà nhịp thời gian.
"After your picture fades and darkness has turned to gray
Watching through windows - I'm wondering if You're OK
Secrets stolen from deep inside
The drum beats out of time"

 Những người bạn đồng hành suốt 1 chặng đường trước đã đi lâu rồi. Cũng đến lúc ta gói ghém ký ức và chọn con đường riêng cho mình. Người ra đi rồi cũng sẽ nhanh chóng hoà nhập với cuộc sống mới. Chỉ những ai còn ở lại mới gặp khó khăn vì những đêm không ngủ và những nỗi nhớ vu vơ cùng với kỷ niệm úa màu.
Sau tất cả, những gì sẽ còn mãi trên cuộc đời này? Kỷ niệm chắp vá thành những mẩu chuyện kể tốt đẹp sẽ sống mãi trong tim ta. Dù chuyện gì xảy ra đi nữa, ta sẽ luôn nhớ về nhau và sẽ luôn có mặt khi cần. Ta hứa với ai đó nhưng cũng là hứa với chính con tim mình.

"If you're lost you can look and you will find me
Time after time
If you fall I will catch you I'll be waiting
Time after time"
Thêm một đêm trắng và lại nghe lại bản cover mới của ca khúc đã cùng đi với ta hơn chục năm qua: (new cover by Janet Devlin)


Thứ Ba, tháng 8 23, 2016

Hát và học tiếng Anh

(lưu trữ theo số 28 báo Sinh Viên, 04/1998)
Đối với các bạn yêu nhạc trẻ, những bài hát tiếng Anh trong chừng mực nào đó có thể cũng đem lại một ""vốn liếng" ngoại ngữ không phải là nhỏ. Và thực sự, rất nhiều bạn trong số chúng ta, không riêng gì SV các trường ngoại ngữ, yêu thích những ca khúc tiếng Anh.

Không đơn thuần là các âm điệu Pop trẻ khoẻ, Blue mượt mà, thanh nhã, hay Country rộn ràng, trong sáng giúp SV chúng ta có những giây phút nghỉ ngơi thoải mái sau mỗi giờ học căng thẳng, các ca khúc tiếng Anh còn đem lại hơn thế nữa thông qua những lời ca được trau chuốt không chỉ về mặt âm điệu mà còn cả về mặt ngữ nghĩa, ngôn từ. Thật không sai khi các ca khúc này cùng với các nhạc phẩm kinh điển khác được SV chúng ta gọi bằng một cái tên trân trọng "những ca khúc bác học". Quả vậy, tuổi trẻ Việt Nam đã từng có những đêm đầy sôi động cùng với các ca sỹ và ban nhạc nước ngoài nổi tiếng như Sting, Lobo, Air Supply, hay gần đây nhất là năm thành viên trẻ tuổi của Michael learn to Rock... Hơn nữa, rất nhiều ca khúc tiếng Anh đã trở thành bất tử đối với giới trẻ không chỉ ở nước ta mà cả nhiều nước trên thế giới.

Nếu như những "lời ca có cánh" trong các ca khúc tiếng Anh được yêu thích đến vậy thì tại sao chúng ta không sử dụng ngay những lời ca đó để diễn tả tâm trạng của mỗi người. Là một SV, bạn muốn học cách sống tự lập và đôi khi quả quyết rằng sẽ không núp dưới bóng của bất cứ ai cho dù người ta có lấy đi mọi thứ của bạn nhưng bạn sẽ không bao giờ để mất "cái tôi" của mình. Nếu thế, bạn hẳn sẽ thuộc lời ca: "... I learned to depend on me. I decided long ago, never walk in anyone's shadow... No matter what they take from me, they can't take away my dignity..." ("Greatest love of all" - Whitney Houston).

SV sống luôn tự tin vào bản thân mình và điều đó làm nên sức mạnh giúp ta vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống: "There's a hero, if you look inside your heart... That's a hero lies in you..." ("Hero" - Mariah Carey). Một SV yêu đời, nhiều mơ ước cũng có khi do dự để... buốc vào cuộc sống tự lập hẳn sẽ không quên: "... Live's believing, dreams are for weaving, wonders are waiting to start..."("If  we hold on together" - Diana Ross).

Còn với những SV đang ... yêu, các ca khúc tiếng Anh đem đến cho họ những lời tỏ tình trác tuyệt:"... The beating of my heart is a drum and it's lost and it's looking for a rhythm like you. You can take the darkness from the pit of the night and turn into a beacon burning endlesssly bright..." (Nhịp tim anh rộn ràng và tìm đến hoà nhịp với em, em xua đi bóng tối của màn đêm và thắp lên ngọn hải đăng rực sáng mãi mãi ... ("Making love out of nothing at all" - Air Supply) hoặc là: " You came to me like the dawn through the night, just shining like the sun..." (Em đến bên anh như bình minh xua tan đi bóng đêm, như ánh mặt trời rọi sáng muôn nơi ...) ("Said I love you ... but I lied" - Michael Bolton). Khi đã yêu, chúng ta tin rằng không có gì có thể thay đổi được tình yêu đó bởi vì tình yêu của chúng ta sẽ là ngôi sao sáng dẫn đường. "Nothing 's gonna change my love for you... Our love will lead the way for us, like the guiding star" ("Nothing's gonna change my love for you" - George Benson). 

Tuy vậy, cũng không thừa khi đưa ra một lời khuyên cho những SV chưa yêu thì đừng nên ... yêu vì: "... You are a candle, love's the flame" (Nếu em là ngọn nến thì tình yêu chính là ngọn lửa) ("Said I love you ... but I lied" - Michael Bolton).
Còn biết bao nhiêu lời ca đẹp và tinh tế trong các ca khúc tiếng Anh. Hy vọng rằng mỗi chúng ta có thể tự tìm hiểu và làm phong phú "vốn" tiếng Anh của mình qua những ca khúc nước ngoài.

Thứ Sáu, tháng 7 29, 2016

Kafkaesque là gì?

Bạn lên phố để đến gặp quan toà. Khi bước đến trước cổng toà nhà, có viên bảo vệ nói với bạn rằng "anh không được qua mà không có phép", bạn thấy cánh cửa bỏ ngỏ, nhưng khép hờ nhỏ đến mức bạn không nhìn được gì bên trong cả (quan toà).
Bạn nhận thấy mình có thể dễ dàng đi vào trong toà nhà, và bảo vệ đồng ý. Nhưng tuy nhiên, để tránh gây khó chịu, bạn quyết định đợi cho đến khi được phép.
Bạn đợi rất nhiều năm, và khi bắt đầu già cả, run rẩy, bạn đành phải hỏi: "Trong suốt bao năm tôi chờ đợi ở đây, không thấy ai cố gắng vào trong gặp quan toà, sao vậy nhỉ?",
và viên bảo vệ đáp lời:
"Đúng là đã không ai qua đây cả, bởi vì cánh cổng này luôn chỉ để dành riêng cho anh, nhưng giờ thì, sẽ vĩnh viễn đóng lại".
Người gác cổng liền đóng cửa lại và chậm rãi bước đi.



You go to the city to see the law. Upon arrival outside the building, there is a guard who says "You may not pass without permission", you notice that the door is open, but it closed enough for you to not see anything (the law). 
You point out that you can easily go into the building, and the guard agrees. Rather than be disagreeable, however, you decide to wait until you have permission. 
You wait for many years, and when you're an old, shriveled wreck, you get yourself to ask: 
"During all the years I've waited here, no-one else has tried to pass in to see the law, why is this?", 
and the guard answers: 
"It is true that no-one else has passed here, that is because this door was always meant solely for you, but now, it is closed forever". 
He then procceeds to close the door and calmly walk away. 

This is in fact, one of his short stories, and is very typical to his style, i.e. kafkaesque.

Thứ Tư, tháng 7 13, 2016

Nhắn tuổi 20 lần 2 ( 20 x 2)!

Nhắn gửi những người bạn 3S tuổi đôi mươi.
Mải miết mỗi ngày đi làm nuôi thân và tu thân nên mùa thi giờ trong cậu chỉ còn là những ký ức đẹp của tuổi 20. Đối với ai đó, có lẽ cũng chỉ đơn giản lúc con phố Hà Nội bỗng chợt chật hẹp và ngộp thở sau giờ thi dài căng thẳng trong một mùa hè không thể oi ả hơn. Tuổi đời trôi nhanh qua con mắt đượm suy tư như thước phim tua nhanh rồi khựng lại với một nụ cười của cô nữ sinh trẻ. Gương mặt cô bé vẫn còn nhễ nhại mồ hôi trong một thoáng chiều muộn bên khung cửa quán cafe góc đường.

Tuổi xuân, ký ức thi cử đánh rơi đâu đó trên đường đời đang lục tục kéo về. Sự kiêu ngạo của một cậu học trò yêu toán đã là hành trang để đi qua cánh cổng đại học dễ dàng rồi bước sang tuổi 20. Và đó cũng là lúc cậu ngủ say giấc dù đôi mắt cậu vẫn đang mở to. Cậu loay hoay sống với ước vọng của cha mẹ cậu, cố neo tương lai mình lên kỳ vọng của cả bao người xung quanh. Còn bản thân cậu thì ước mơ gì?

Thực ra cũng chẳng có nhãn quan gì mà mộng ước, cái "vỏ ốc" ấm êm đã bao trùm ru ngủ cậu với những danh hiệu "con ngoan trò giỏi" đâu đó của những năm cuối của thế kỷ trước. Cái nghèo khổ của "đói cho sạch, rách cho thơm" của đại đa số dường như kìm hãm cả thế giới quan của bao người khi ấy, trong đó có cậu. Cậu tự nhủ, phải thức giấc. 

May mắn thay, bố cậu đã định hướng và trang bị cho cậu từ bé hai thứ: trách nhiệm với cuộc sống chính mình và một loại kỹ năng tổng hợp mà giờ có thể nhìn lại, đặt một tên mỹ miều "kỹ năng số hội nhập toàn cầu" (gồm toán+ vi tính + ngoại ngữ).

Ra trường, cậu bừng tỉnh và biết rất rõ đam mê của đời mình. Cậu mơ mình là người thợ dệt, dệt nên những tấm thảm bay thần kỳ của thế giới nhị phân. Cậu miệt mài ngày đêm, không bỏ phí một phút giây nào và cống hiến nốt phần lớn tuổi 20 còn lại ấy của mình để trở thành ....một LẬP TRÌNH VIÊN QUỐC TẾ, sòng phẳng cạnh tranh và hội nhập trong quả cầu vốn đang ngày càng bị trải phẳng trong thế giới nhị phân.

Giờ thì cậu lại muốn rủ được nhiều thợ dệt, cùng kiến tạo những tấm thảm bay chất lượng quốc tế đáng để tự hào.
-----------
Nhắn tuổi 20 - (Đồng hồ báo thức)

Bạn ơi nhìn xem kìa con ốc đang ngủ say giấc.
Say trong giấc mơ quên tháng ngày dần qua
Sợ hãi cả đời, rụt vai cúp mắt không làm chi hết,
Quanh năm tối tăm biết mặt trời là gì.
Đừng các bạn ơi, đừng như con ốc sống đời lẻ loi,
Cho đôi mắt đôi tay ta không thừa (a ha)

chorus:

Này bạn ơi, chớ quên ta đang tuổi hai mươi,
Chớ ru ta như là con ốc đó
Cùng chen vai nâng cuộc sống với bao niềm vui
Này bạn ơi, chớ quên ta đang tuổi hai mươi
Chớ ru ta như là con ốc đó
Để có ích mỗi giây phút trôi qua từng ngày
Hãy cầm lấy từng phút giây
Xin đừng xin đừng đánh rơi

Tuổi hai mươi !
-----------


Thứ Tư, tháng 6 01, 2016

Những đồng xu vui vẻ! Happy coins of the good old memory

Lục tìm mấy thứ thấy rơi ra tờ ghi chú sticky note của quá khứ. Một trò chơi ưa thích ròng rã của ba bố con nhà Chip Un suốt cả năm trời. Được khá nhiều bạn bè ace công ty cũ giúp đỡ. 

(113+64+90+37+24)/2 =164 ???s

Câu hỏi:
Ai đoán đúng được trò gì (hay 3 dấu ? là 3 ký tự gì [tiếng Anh]) hoặc bạn bè ace nào xưa góp phần giúp đỡ còn nhớ thì xin được mời một ly cafe tri ân nhé!

Trả lời:

Giờ mình mới xin trả lời nhé. Mỗi ngày mình đi làm từ sáng sớm đến tối mịt về thì mang cho Chip một đồng xu tiền Việt Nam. Thời gian 2005 - 2008 đó, CP ta tự nhiên quay trở lại đúc xu cho bà con dùng. Mỗi ngày đi làm , mình luôn phải đi đổi tiền giấy lấy xu 200đ, hoặc 500đ, hoặc 1000đ,2000đ, 5000đ từ các đồng nghiệp làm cùng ở fsoft hay mấy quán căng-tin. Có thể Hoàng Thịnh, Nam Nguyen Nam Nguyen Hoai, hay Doan Hong Ha , Phuong Nguyen là những đối tác đổi xu quen thuộc (ko nhớ đc chính xác hoặc còn ai giúp đỡ nữa). Nhưng sư kiên nhẫn nho nhỏ luôn đem lại niềm vui bất tận cho Chip và sau đó là Ủn mỗi khi bố lạch xạch mở cửa vào nhà. Các nhóc từ rất sâu trong nhà, phi thẳng ra tận cửa đón bố và những đồng xu trên tay, nụ cười rạng rỡ. Thời gian sau, CP thu hồi xu, không lưu hành. Xem kho tàng xu của Chip Ủn thì ôxy hoá, đen xì, có đồng còn mủn như cát nên bố lại nhờ đổi lại với bà nội mang ra ngân hàng trả CP, để gửi TK cho Chip Ủn. Sẽ mãi là kỷ niệm một thời mình như chú kiến vui vẻ. Thích thật đấy!

À mà quên giải đố 164 ???s = 164 days. Thực ra phải ~ 200 days (khoảng 1 năm đi làm việc ở VN) . Do Chip không hiểu bố đi làm là gì? Thì giải thích là bố đi cày trên cánh đồng lấy xu về cho Chip Ủn. (Cuder của fsoft cũng là hình tượng nông dân đi cày, với đồng xu dưới chân là đồng xu số binary).


Thứ Sáu, tháng 5 20, 2016

Facebook triết 2

“Loneliness is not age-dependent and does not simply go away when you turn 40. It's not a "childhood" illness. It is a general condition of humanity and will always be there. Just remember there are people who never find a person to spend their life with, people who don't have a family or lose it very soon, people who can't relate well to others. Loneliness is not a bridge to a higher self...it's, most of the times, a small tragedy that hides a heartbreaking story.”

“Cô đơn không có tuổi và càng không dễ trôi qua khi bạn tròn 40 tuổi. Nó cũng chẳng phải căn bệnh gì của “tuổi thơ dữ dội”. Cô đơn cũng chỉ là một trạng thái cơ bản của nhân loại và luôn luôn tồn tại song hành. Hãy nhớ rằng có người không bao giờ tìm được một nửa của mình, có người lại không có nổi một gia đình hay vừa có thì đã rơi mất, có người thì chẳng thân thiết được với ai cả. Cô đơn càng không phải là cây cầu để đi tới nhận thức cao hơn về bản thân mình… Nó là, trong hầu hết các trường hợp, một bi kịch nhỏ ẩn chứa một câu chuyện làm tan vỡ cả con tim.”


----------------
Nhiều khi cứ đòi hỏi máy tính phải thật mạnh, thật nhanh, vài chục nhân CPU và cả chục nghìn nhân GPU, cả trăm giga bộ nhớ và vài Teta ổ cứng lưu trữ.
Nhưng cả mấy tiếng buổi chiều cũng không viết nổi vài trang tài liệu hoặc code nổi một trang màn hình cho DIGITS.
Hóa ra, nút cổ chai không ở cái máy tính, vấn đề nằm ở thứ động đậy giữa cái bàn phím vào cái máy tính.
Tắc mà không được thắc mắc đành chụp ảnh cái "cối xay gió" đang dùng ở công ty để đổi gió!
------------

Thứ Hai, tháng 4 18, 2016

HPC(5) - chọn lựa phần cứng Motherboard và CPU

Computers  are useless. They can only give you answers. - Pablo Picasso
Như ở phần HPC 4 build trước, tôi đã giới thiệu về chọn lựa 4 card GPU GTX 780 Ti với tản nhiệt khí ACX 2.0 (2 quạt). Việc này cũng tạo rất nhiều "khoảng trống" để tôi tìm cách làm mát - xử lý nhiệt lượng -  khi GPU chạy hết tốc lực cho Deep Learning (DL). Đó là chuyện chút nữa nhé.

Giờ thì tranh thủ lý giải về 2 thành phần quan trọng khác, vốn luôn được tôn thờ và cân nhắc đầu tiên trong khi bắt tay vào dựng các dàn máy tính thông dụng: CPU - vi xử lý trung tâm -"bộ não" và motherboard - bo mạch chủ -"cơ thể". Tất nhiên, khi xây dựng đặc tả cho dàn máy chạy Deep Learning lần này, tôi đã bắt đầu với GPU trước tiên nhưng kế ngay sau đó là quyết định về 2 thành phần cần đặc biệt chú tâm tới ở trên.
Một yêu cầu phổ dụng để hỗ trợ tốc độ xử lý của GPU trong tổng thể 1 HPC là phải đáp ứng lượng dữ liệu dịch chuyển trong hệ thống ở băng thông và tốc độ đủ lớn để giúp tránh nghẽn cổ chai nhằm tận dụng năng lực của hàng nghìn nhân CUDA chạy song song hết tốc lực. Chuẩn kết nối thần thánh trong giới game thủ SLI Link của NVIDIA  chỉ đạt tốc độ tới 1GB/s, hầu như là quá chậm để tạo bộ đệm dữ liệu kịp thời cho năng lực xử lý của GPU. Thế nên, kể cho đúng ra, thì cái cầu nối 4 way-SLI tôi gắn trên HPC của mình làm màu cho vui và giữ 4 GPU thành khối gắn kết vững chắc hơn mà thôi :D. Cầu nối 4-way SLI  nguyên bản đi kèm với bo mạch chủ ASUS là bản mạch đen gắn chặt 4 đầu GPU lại với nhau như hình dưới.

image

Trong DL ở đây, việc giao tiếp và đồng bộ dữ liệu giữa các GPU sẽ chỉ còn thông qua khe PCI-e trên bo mạch chủ. Dữ liệu do CPU từ bộ nhớ RAM tới GPU cũng thông qua các cổng này. Luồng dữ liệu cơ bản dịch chuyển thực tế phức tạp hơn nhưng trong khuôn khổ bài viết này, tôi xin đơn giản hoá cho ngắn gọn như sau:
Neuron Network <--> Network card <--> [HDD/SSD<-->RAM<-->CPU<-->VRAM<-->GPU] x 4

Từ đó, có thể thấy hai yếu tố kết nối cơ bản trực tiếp liên quan và xác định năng lực hệ thống HPC chính là:

01. PCI-e trên bo mạch chủ (PCI:Peripheral Component Interconnect - Kênh liên kết các thiết bị ngoại vi) và

02. QPI trên CPU (QPI: Intel QuickPath Interconnect).

Hầu hết các bo mạch chủ ngày nay sử dụng các khe cắm mở rộng PCI Express để kết nối với card đồ hoạ. Đến giờ đang tồn tại các tiêu chuẩn PCI Express như sau:
PCIex

Chuẩn PCI-e hiện hành cao nhất là 3.0 với băng thông x16 (16 làn) Số làn chính là số "đường dây đồng" vật lý liên kết các thiết bị lại với nhau. Từ đó, ở góc độ vật lý, bạn sẽ thấy động dài của các khe cắm này. Tuy nhiên, tốc độ của 1 khe cắm cũng rất linh hoạt, chạy từ x1, x2, x4, x8 hay x16 và để ý kĩ thì trên mạch in bo mạch cũng sẽ in rõ tốc độ tối đa của từng khe cắm PCI-e (3.0 x16 chẳng hạn). Nói chung, nếu thiết bị với khe dài thì không cắm vừa khe ngắn nhưng phần lớn các thiết bị ngắn cắm được vào khe dài và bo mạch chủ sẽ tự tính toán để giảm tốc độ và làn băng thông tương ứng.  Dưới đây là một ảnh minh hoạ.

PCIExpress

Để có thể nuôi dưỡng 4 GPU 780 Ti khủng mà tôi chọn ở tốc độ cao nhất, tôi phải đi kiếm tìm bo mạch chủ có thể đáp ứng việc cấp dữ liệu x16 đồng thời trên cả 4 khe cắm. Hầu như mọi kết quả tìm kiếm và tìm hiểu với tiêu chí trên đều đưa tới kết quả một, ASUS Z10PE-D8 WS,  bo mạch dành cho máy trạm làm việc (Workstation) hàng đầu, chất lượng cực đỉnh, có thể hỗ trợ tối đa 4 card đồ hoạ chạy hết tốc lực tại PCI-e 3.0 x16. Bo mạch chủ này có đủ 4 khe PCIe-x16 bố trí cách nhau với độ rộng 2 khe, đồng thời chạy được x16 cùng lúc cả ở 4 kết nối PCI-e màu xám, cách nhau đều đặn bở 3 khe PCIe x8 đen. Tổng số là 7 khe PCI-e tất cả với đặc tả trong sách đi kèm như sau:
  • 4x PCIe 3.0/2.0 x16 (dual x16 or quad x8; light gray)

  • 2x PCIe 3.0/2.0 x16 (dual x16; dark gray)

  • 1x PCIe 3.0/2.0 x16 (dual x8; dark gray)
Chính vì với 7 khe PCI-e mà bo mạch này to hơn hẳn kích thước Full ATX thông thường mà bước sang chuẩn công nghiệp không dành cho người dùng thông thường, bo mạch server ngoại cỡ theo chuẩn SSI - EEB (Server System Infrastructure - Enterprise Electronics Bay).

6866_11_asus_z10pe_d8_ws_dual_cpu_intel_c612_workstation_motherboard_review_full

Tuy nhiên, chuẩn PCI-e với số làn như trên chỉ có thể có được trên các bo mạch Intel khi mà có số lược QPI tương ứng từ CPU để có thể cấp phát được băng thông dữ liệu tương ứng. QPI là một kiến trúc mới của Intel từ năm 2008 nhằm kết nối dịch chuyển dữ liệu vào ra I/O với các thiết bị ngoại vi. Đi vào chi tiết thì hơi loằng ngoằng nhưng mỗi CPU Intel nói chung có tối đa 40 làn dữ liệu QPI. Có nhiều thứ liên quan đến giá bán của một bộ vi xử lý CPU nhưng CPU có QPI 28 làn rẻ hơn rất nhiều so với CPU có QPI 40 làn. Nếu không tinh ý sẽ rất  dễ bị bỏ qua khi đánh giá lựa chọn mua. Ví như core I7 5820K chạy tốc độ 3.3GHz cao hơn Core I7 5960X chạy ở tốc độ 3.0GHz nhưng giá thì chưa đến một nửa đấy nhé.

1 - Processors

Với PCI-e 3.0 chạy với tốc độ cơ bản là 8GT/s. Cách tính toán băng thông QPI chi tiết khá rắc rối, phụ thuộc cả vào tốc độ xung nhịp chạy QPI trên CPU nhưng cơ bản cũng luồng dữ liẹu cũng đạt tầm 1GT/s cho mỗi làn. Vậy với QPI 40 làn, thì có thể đảm bảo dữ liệu vận chuyển tốc độ cao tới 3 thiết bị PCI-e kiểu như: 40 = 2 x16 + 1 x8. Với 4 GPU chạy x16 thì QPI cần tới 16 x4 = 64 làn. Thế là mình phải dùng bo mạch 2 CPU Xeon để có được 40 x 2 = 80 làn QPI. Ngoài ra, cứ 2 nhân CPU thì sẽ có 1 nhân "canh" chạy full load 100% cấp dữ liệu đệm cho 1 GPU và 1 nhân "cò quay", nên với hệ thống 4 GPU thì cũng cần ít nhất là 8 nhân CPU. Và theo tính toán băng thông thì CPU cũng không cần phải nhanh quá, tầm loanh quanh 2GHz trở lên cũng ổn rồi. Trên cơ sở đó, việc chọn lựa bo mạch ASUS Z10PE-D8 WS cùng với 2 CPU Xeon Haswell E5-2683 v3 14 nhân - 28 luồng là lựa chọn phù hợp (quá mức cần thiết cho DL, lợi thế cho rendering ấy chứ!!!) Dưới đây là cái cách mà bo mạch chủ trứ danh này phân tán 80 làn QPI đến các cổng PCI-e, đảm bảo cả 7 khe PCI-e này luôn có thể đạt tốc độ giao tiếp dữ liệu cao nhất. Khe 5 & 7 được thiết kế x16 trực tiếp với con CPU2, còn lại 2 khe 1 và 3 sẽ có cơ chế tự động chuyển mạch chạy với 2 x8 = x16 hay x8 tuỳ thuộc khe 2 hay khe 4 có thiết bị kết nối hay không như sơ đồ bên dưới.
6866_59_asus_z10pe_d8_ws_dual_cpu_intel_c612_workstation_motherboard_review

Kiến trúc QPI ra đời từ năm 2008 thay đế cho FSB (Front side bus) và năm bên ngoài nhân lõi kể từ đời Nehalem với cách tính lưu lượng dữ liệu khác phức tạp. Có thể hiểu mỗi QPI là một đường cao tốc gồm có 2 chiều đường, mỗi chiều có 20 làn kết nối dữ liệu từ điểm A tới điểm B và mỗi chiều đường lại có thêm 1 làn khẩn cấp nhằm đồng bộ tốc độ xung nhịp clock. QPI chạy ở xung nhịp 2.4GHz, 2.93GHz, 3.2GHz, 4.0GHz hay 4.8GHz (4.0GHz là từ dòng CPU Sandy Bridge-E/EP và 4.8GHz là từ Haswell-E/EP) . Cách tính lưu lượng dữ liệu ví như ở xung nhịp 4.8GHz của Haswell E/EP như sau:

4.8GHz x 2 bit/Hz (double data rate) x 16 (20) data bits/ QPI băng thông) x 2 (2 chiều nhận gửi cùng lúc) / 8 (bits/byte) =  38GB/s. 

Dưới đây là sơ đồ vi kiến trúc của Nalehem khi khái niệm QPI được giới thiệu lần đầu. QPI nằm cùng trên miếng silicon CPU nhưng lại là thành phần Uncore trong vi kiến trúc của bộ xử lý x86 Intel
1024px-Intel_Nehalem_arch.svgCuối cùng, ngoài việc cân nhắc tích hợp thiết kế hệ thống phù hợp về kỹ thuật để tránh nghẽn cổ chai băng thông dữ liệu cần tính toán cho GPU khi chạy các thuật toán cho Deep Learning thì việc xử lý nhiệt lượng làm mát để các GPU đang hết tốc lực như từ đầu bài viết này cũng là một yếu tố cần cân nhắc, khác hẳn với hệ thống SLI chỉ để chơi game truyền thống. GPU tự động tăng tốc lên cao nhất chỉ vài phút chạy các thuật toán DL, chạm ngưỡng giới hạn nhiệt của GPU (tầm 85 0C) dẫn đến giảm tốc độ nhân xử lý trong khi quạt rú ầm ầm để làm mát nhằm tránh nướng chín GPU. Điều chỉnh vòng tua để quạt GPU kick-in ở tốc độ cao sớm hơn tại mức nhiệt thấp là một cách phổ biến (early fan curve) của dân OC GPU trên windows, còn trên Ubuntu Linux thì sẽ là 1 trò hack khá loằng ngoằng mà tôi mất trọn 1 ngày-đêm chọc ngoáy trên 4 con GPU ở hệ thống HPC của mình trên đây. Có dịp, tôi sẽ chia sẻ thêm mình đã thành công script-hacking điều khiển quạt ở Nvidia GPU này thế nào ở một bài viết riêng khác.  Cuối cùng, để có thể làm mát 4 con GPU kẹp sandwich của mình, tôi đã phải quan sát và thử nghiệm luồng gió mát cấp vào tản nhiệt của GPU khá nhiều trước khi bố trí quạt và công suất quạt hợp lý hơn.
Mỗi GPU có 2 quạt 90mm đi kèm hút gió cửa trước thổi thẳng vào tản nhiệt, gió nóng sẽ theo các khe nhiệt chạy thẳng lên trên (80%) và 20% ra sau, phía cổng kết xuất màn hình của mỗi card. Ngoại trừ GPU(4) ngoài cùng thì các GPU(3,2,1) bên trong thì đều bị hút khi nóng ở khe hở rất nhỏ từ mặt bo mạch GPU trước đó để làm mát. Vì thế, tôi có lắp thêm 1 quạt 120mm tạo áp lực cấp gió mát từ ngoài thẳng vào dọc 3 khe hẹp giữa 4 card (chỗ chụp dẫn hướng gió DIY EVGA Enthusiast Built)  và một quạt 140mm tăng tốc hút khí nóng lên trên từ cả cụm 4 card.
Với suy nghĩ và tính toán khi động học như trên, tôi đã dựng hệ thống tản nhiệt khí hoàn toàn, đáp ứng các thuật toán DL chạy khá tốt trong một chu trình dài.


Và cuối cùng thực nghiệm lý thuyết trên cơ bản có thành công nhất định sau rất nhiều điều chỉnh:


Làm gọn gàng và tối ưu hoá dòng không khi làm mát gồm cả xoay tản CPU để CPU 1 và 2 đều có hút khi mát từ ngoài vào làm mát CPU cũng đồng thời làm mát Backplate của GPU(1) trong trường hơp GPU(1) chạy full load, hoặc hâm nóng theo CPU tý chút khi GPU(1) idle (từ 38oC lên tầm 41oC).


Khi chưa ứng dụng các sắp xếp tinh chỉnh khí động học thì hệ thống luôn ở trạng thái đun nước pha trà, luộc trứng với 4 card GPU chạy loanh quanh vùng 95 - 99oC lờ đờ giảm xung do quá nhiệt. Áp dụng vào rồi thì GPU chạy max cho đến khi hoàn thành thuật toán trong ngưỡng nhiệt cho phép <= 85oC.

image

Kết quả hiện giờ, tôi có 1 chiếc HPC đa mục đích, tạm thời phần nào thoả mãn nhu cầu tìm hiểu và học tập môn Deep Learning và cũng đủ dùng cho các tác vụ đa nhiệm, xử lý đồ hoạ, render video nặng của mấy em thiết kết đồ hoạ trong công ty. Ít ra, tôi đang mong chờ thêm đánh giá chuyên môn của các em ấy từ việc sử dụng cỗ máy HPC cho chạy Adobe After Efects làm film hoạt hoạ.

Thứ Ba, tháng 4 12, 2016

Bộ thư viện NVIDIA GPU REST Engine (GRE)

GPU thực chất cũng là một bộ vi xử lý song song cực kỳ hiệu quả có thể cung cấp dịch vụ có độ trễ thấp đáp ứng các yêu cầu gửi riêng rẽ không trùng lắp.



NVIDIA GPU REST Engine (GRE) là một cấu phần quan trọng cho các nhà phát triển xây dựng các dịch vụ web có độ trễ thấp. GRE bao gồm một máy chủ đa luồng HTTP cung cấp dịch vụ web RESTful và phân tải các yêu cầu đó một cách hiệu quả trên nhiều bộ xử lý đồ họa NVIDIA. Tổng thời gian đáp ứng cơ bản sẽ chỉ phụ thuộc vào mức độ nhu cầu tính toán của người dùng, còn bản thân GRE không làm nặng thêm mấy và còn có thể giải quyết các yêu cầu rỗng (null-request) dưới 10 micro giây.



Các dịch vụ web trên nền tảng GRE nhận yêu cầu được gửi đến, tìm nạp dữ liệu đầu vào và lập lịch lượng tử cho các đầu việc xếp trên một hàng đợi theo phương thức dịch vụ không đồng bộ. Một luồng xử lý riêng biệt dành cho quản lý công việc trên mỗi GPU và đảm bảo rằng tất cả các GPU trong hệ thống được cấp liên tục các yêu cầu từ hàng đợi không đồng bộ.

GRE sử dụng một kỹ thuật gọi là "độ trễ ẩn" cho hiệu năng thông lượng cao. Tức là, khi các dữ liệu cho một yêu cầu cụ thể đang được xử lý bởi một GPU thì cùng lúc đó, dữ liệu cho các yêu cầu tiếp theo được chuẩn bị và kết quả từ các yêu cầu trước đó nữa được trả về cho bên gửi yêu cầu. Tất cả diễn ra song song. Toàn bộ hàng đợi được sắp xếp một cách hiệu quả nhất có thể. Ở rất nhiều tình huống, GPU không bao giờ phải chờ đợi dữ liệu đầu vào.

Các nhân xử lý hình ảnh Nvidia (ICE: Nvidia Image Compute Engine) là điển hình cho thể thức vi dịch vụ cung cấp bởi GRE thông qua khả năng tăng tốc GPU trong xử lý và điểu chỉnh kích cỡ hình ảnh dành riêng cho dịch vụ web và các ứng dụng di động.

Các lập trình viên có thể tự xây dựng các dịch vụ này và tăng tốc theo cùng phương thức.  Khởi đầu với GRE, LTV có thể tập trung vào việc thực hiện các thuật toán cho các dịch vụ đang cần được tăng tốc. LTV sẽ phải xác định được các dữ liệu cần thiết gửi cho thuật toán của mình qua URL là gì. Sau đó, LTV chỉ cần tạo các hàm số chạy trên dữ liệu đó. Ví như bạn định tiến hành xử lý âm thanh nào đó, bạn có thể chỉ cần viết một hàm GPU hoặc gọi một chức năng thư viện tăng tốc GPU hiện tại từ các bộ thư viện nguyên mẫu NPP (NVIDIA Performance Primitives) để có mẫu đầu vào cùng với một vài thông số điều chỉnh rồi áp dụng các chuyển đổi.

Bản thử nghiệm bộ công cụ GRE hiện giờ đã cho phép bạn xem xét thành phần tạo lịch và chạy thử các thuật toán riêng của bạn. Bản thử nghiệm này đã gồm sẵn một máy chủ HTTP đơn giản được viết bằng ngôn ngữ Go kèm theo một dịch vụ phân loại hình ảnh cung cấp bởi thư viện học sâu cuDNN (Deep Learning). Các bản GRE thử nghiệm này nhằm đưa ra demo sớm ở góc độ khái niệm học thuật là chính.

(Theo Google Translate có hiệu đính qua qua bằng mắt người từ bản tin cộng đồng Nvidia Developers: https://developer.nvidia.com/gre)

Thứ Năm, tháng 3 31, 2016

HPBD UN


Hi boy,
For the whole week, there is nothing else more important to me than your birthday this Thursday.
Happy birthday. I love you, boy, like I always do.
These days, even just a simple look or a touch to you gives me enough energy to going through many sleepless nights in a row.
I am getting old while you still grow up with lots of confusion from all others. Don’t worry and be a brave man that you want to be. Believe me, life is not a simple straight line ever. It actually throws curves to all with joyful tears sometimes, and with hurting smiles at other times. Don’t worry much.  anywhere, I will follow you and together we will live and learn in our special bonding way.
At the end, both of us will be fine and surely remember those breath-taking moments that we felt apart the same as if not more than the precious times being together.
Think of you always,

Because all of me
Loves all of you
I'll give my all to you
You're my end and my beginning
Even when I lose I'm winning
Because I give you all of me…

3S Radio message





Thứ Tư, tháng 3 30, 2016

Chân tướng vs. Tâm tướng

Bồ Tát: Kim Thiện Tử đã đợi ngươi 9 kiếp, đến kiếp này mới có thể kết thành duyên phận sinh độ với ngươi, đưa ngươi vào chính đạo tu thành phật.
MK:Nhưng kiếp này tên hoà thượng đã nhẫn tâm bỏ lão Tôn rồi. Ta đã làm gì sai nào?
Bồ Tát: Ngộ Không, thực ra ngươi mới là người vứt bỏ sư phụ. 500 năm trước, ngươi tin vào chính mình, đại náo thiên cung. 500 năm sau, ngươi vẫn không chịu thay đổi. Sao không gạt bỏ lòng ích kỷ, tin vào người khác chứ? Từ trước đến giờ, ngươi luôn luôn dùng tiêu chuẩn của mình để đánh giá người khác đúng hay sai. Chân hoả nhãn kim của ngươi nhìn thấy chân tướng, nhưng cái sư phụ ngươi nhìn thấy là tâm tướng.
...
Đường Tăng: Chúng ta thật giống nhau, chúng ta đều tin tưởng tuyệt đối vào những gì chính mắt chúng ta nhìn thấy.
Câu nói này đã xoá mọi khoảng cách giữa Ngộ Không và Đường Tăng sau mẫu thuẫn khi 3 lần đánh bạch cốt tinh.

Hồi bé, mình cứ chê sư phụ ngu ngơ, nhưng giờ già rồi mới thấy, sống mãi "ngu ngơ" được thế là vĩ cmn đại đấy ạ!
(The Monkey King 2- 2016)

----------

Xã hội thì không công bằng
Nhưng đạo đức thì người người bình đẳng
Quyền thế như thiên tử nhưng chưa chắc sẽ cao sang
Nghèo khó như dân chúng nhưng chưa chắc hèn kém
Thế giới này không phải của người có tiền, cũng không phải của người có quyền, mà thuộc về những người có tâm.
Ngài có từng nghĩ cho các em nhỏ? Tất cả mọi thứ chúng ta làm, các em nhỏ đều có thể nhìn thấy. Chúng ta nên làm một tấm gương tốt cho các em noi theo. Tất cả mọi thứ chúng ta làm, không phải là vì trước mắt mà là vì tương lai.
(Ipman 3 - 2016)


-----------

Thứ Hai, tháng 3 28, 2016

Facebook triết

Ông nội tôi có một trang trại nuôi gà lấy trứng. Tôi vẫn thường "soi trứng" cho ông. Cậu có biết "soi trứng" là gì không? Đó là cầm từng quả trứng, đưa lên trước ánh sáng của ngọn nến để tìm ra những điểm không hoàn hảo. Lần đầu tiên, ông bảo tôi hãy soi, chọn lọc và bỏ tất cả những quả trứng bị nứt hay có lỗi vào trong giỏ, không bán trứng tươi mà để chuyển cho cửa hàng làm bánh. Khoảng một tiếng sau, ông nội quay lại, còn tôi đã làm xong toàn bộ 300 quả trứng đầy kín giỏ. Ông ấy quát tôi đã làm cái quái quỷ gì vậy???
Thực ra, tôi đã chỉ làm đúng như lời ông dặn. Tuy nhiên, tôi tìm thấy quả trứng nào cũng có khiếm khuyết - cậu biết rồi đấy, những chỗ vỏ trứng bị mỏng này; những vết rạn mong manh như sợi tóc tơ nữa. Gì cũng vậy thôi, nếu nhìn thật đủ gần, cậu sẽ thấy mọi thứ đều có điểm yếu mà tất sẽ dẫn đến đổ vỡ, chỉ là chuyện sớm hay muộn mà thôi.

Tôi cũng đã tìm thấy điểm yếu ở cậu. Điểm yếu ở chỗ cậu luôn là người chiến thắng.

(Fracture - Kẽ nứt,  2007)
------------
Tôi đã nhiều lần suy nghĩ tại sao mình không được tự chọn bố mẹ hay anh chị em. Rõ ràng những người này ở suốt với mình mà, việc quan trọng như vậy mà lại không được lựa chọn. Bạn bè thì có thể lựa chọn được. Áo quần, đồ ăn, trường lớp... cái gì cũng có thể lựa theo ý mình, vậy mà chỉ có gia đình là không. Tôi đã từng là một đứa trẻ luôn nghĩ về điều đó và cho rằng điều đó thật sai lầm.

Khi mình có quyền lựa chọn một việc vô cùng quan trọng khác thì những việc mà mình đã không thể lựa chọn ấy, chẳng còn ý nghĩa gì nữa, sao cũng được, ghét thì quên béng đi là xong, thích thì cùng ở với nhau. Khi nghĩ được như vậy rồi lại nhận ra là không ghét đến mức đấy. 

(Kidnap tour 1998 - Mitsuyo Kakuta)
------------

DC: Suốt bao năm qua, thầy đã chọn con kế nhiệm. Thầy đã thấy gì điều gì ở con vậy?
HP: Thầy thấy bản thân mình.
DC: Vậy sao thầy lại đẩy con đi?
HP: Vì thầy thấy quá nhiều bản thân mình (ở con).

Tiếng Anh nhiều khi diễn đạt súc tích hay thật. Hay hơn tiếng Việt mình có thể dịch ra.

Darren Cross: What did you see in me?
Dr. Hank Pym: I don’t know what you mean.
Darren Cross: All those years ago, you picked me. What did you see?
Dr. Hank Pym: I saw myself.
Darren Cross: Then why did you push me away?
Dr. Hank Pym: Because I saw too much of myself. 
(Ant man 2015)
-------------

Thứ Năm, tháng 2 11, 2016

HPBD CHIP!

Gà con à,
3S Radio lại bước vào mùa yêu thương đong đầy, mùa của cây đâm chồi, của cành hé nụ. Một năm qua, cậu đã lớn lên, chững chạc nhiều đấy và có lẽ cậu cũng dần dần cởi lòng mình hơn với xung quanh. Những lúc thoáng qua gặp cậu, mình vẫn cảm thấy thấy cậu sống vốn rất nội tâm với cá tính ngày càng sâu sắc hơn. Chắc hẳn cậu cũng học hỏi được rất nhiều, suy nghĩ thêm cũng rất nhiều từ những trải nghiệm trường học và trường đời. Thú thật, cậu với mình có đôi nét tương đồng đấy. Nhưng mình luôn cầu mong cậu sẽ sống thật hạnh phúc mỗi phút giây nhé.
Nhiều năm qua, mình vẫn luôn tìm kiếm, có khi gom góp những thứ rất chi nhỏ nhoi, chẳng hạn như là những con chữ để có thể nói lên mình cảm thấy thế nào. Có lẽ, mình dành quá nhiều thời gian để nghĩ nên chẳng còn gì để cất lời yêu thương bên cậu. Cả quãng đời trôi qua đi, mình vẫn cứ luôn nỗ lực để hiểu tỏ tường nhất những gì mình biết mà thôi.
Nhưng có một thứ, thật lòng mình không bao giờ muốn chia sẻ và nguyện sẽ nỗ lực không để cậu chạm tới nó hoặc nó chạm vào cậu. Đó là, cảm giác nếu chỉ có một mình thì sẽ buồn tẻ và cô đơn thế nào đâu? Những ngày tháng, không bạn bè thân thiết, không người yêu thương bên cạnh, không có ai thường xuyên lắng nghe mình trong cuộc sống đã quá dài với mình rồi …
Hết giờ làm, tan sở, mình cũng chẳng có gì phải vội vã về nhà khi mà lúc đó văn phòng hay nhà cũng giống nhau, đều vắng lặng không người. Những tối mình không ngủ được. Mình thức giấc ngồi cãi nhau nhặng xị, ồn ã với nỗi cô đơn một chập, để rồi lại làm hoà với nó khi mắt đã ngấn lệ nhớ đến cậu rồi đưa mắt ngắm ảnh cậu ngay ngắn đầu giường. 
Mình có lẽ cũng không cần nhìn quá xa xôi ngược lại quá khứ hay xuôi chiều tương lai làm gì nữa. Mình càng không muốn phải đi đến những nơi mà không cậu không ở đó, Gà con bé bỏng à.
Thời buổi hiện đại, ở công sở điện thoại di động luôn luôn vật bất ly thân. Về nhà thì cũng vậy vì nó như kiểu cứu cánh duy nhất để có thể chạm tới cậu, dù chẳng biết đến bao giờ mình mới sẽ chủ động gọi điện lại cho cậu nữa.  À cậu có biết "cái sự một mình" nó cũng làm thói quen đảo ngược không? Trước đây, khi mình cứ cảm cúm, ốm, sốt, hay mệt mỏi thì vứt bỏ điện thoại di động đi, nghỉ ngơi, chữa trị, có giai đoạn còn cứ rời công sở là cho vào balo và quên luôn sự hiện diện của nó luôn đến sáng hôm sau. Giờ thì càng ốm, càng phải cầm sẵn điện thoại, vì sợ một thân một mình rủi có sao còn bấm gọi được ngay người thân hay cấp cứu 115. "Cái sự một mình" nó đến đơn giản thế đấy.
Rồi hoặc nếu có khi nào, mình chỉ giả thuyết thôi nhé, có khi nào 2-3 ngày liền, mỗi ngày cậu chỉ cần ăn 1 bữa thôi là đủ mà không bị ai phát hiện hay nhắc nhở nữa không??? Rất có thể đấy là lúc "cái sự một mình" nó đang ghé thăm cậu. Khi ấy đừng có để kệ vậy nhé, hãy gọi mình và dù đang làm gì ở bất cứ đâu, mình sẽ đến ngay bên cậu. Vì mình đã quá hiểu “cái sự một mình” này rồi. 
Tết Bính Thân rồi có ngày đặc biệt của cậu, chúc cậu luôn trong sáng, vững vàng và hạnh phúc nhé. Thân thương nhờ 3S Radio gửi cậu bài hát “I have nothing” gắn liền với tên tuổi của diva Whitney Houston nhưng cover 5 năm trước đây của một cậu bé 12 tuổi lúc đó , Abraham Mateo.
I HAVE NOTHING, NOTHING, NOTHING IF I DON’T HAVE YOU!
THIẾU CẬU, MÌNH CHẲNG CÒN GÌ NỮA, Gà con à!

Thứ Bảy, tháng 1 30, 2016

HPC (4) - Bonus - Nvidia GPU, tại sao lại chọn Kepler?

Như ở phần HPC build 3, tôi đã thống nhất lựa chọn dòng GTX 780Ti, tên mã vi kiến trúc Kepler (Kepler Microarchitecture GK110B) với số nhân CUDA lớn nhất vào thời điểm đầu năm 2015, 2880 CUDA cores. Mãi sau này, nó bị soán ngôi bởi Titan X với 3072 CUDA cores.
Chuyện thì dài nhưng  túm lại tại thời điểm dựng máy, tôi có thể lựa chọn 3 dòng GPU của Nvidia như sau: (Nvidia nhộn phết khi đặt mỗi tên dòng kiến trúc là tên các nhà khoa học lỗi lạc của thế giới)
Fermi: GeForce  400, 500 series, ra đời khoảng năm 2010, lúc này CUDA mới thực sự được chú ý tới vì GPU thay vì chỉ làm nhiệm vụ hiện thị hình ảnh thì giờ có thể được sử dụng trong tính toán. Khẩu hiệu lúc này là Giải pháp tính toán hình ảnh cách mạng (The Revolutionary Visual Computing Solution)  Chiếc card tôi có đại diện cho dòng này là con Quadro FX5600 1.5GB, băng thông 384-bit với 192 CUDA cores. Giá thành xuất xưởng siêu khủng $2,999. Giờ thì nó đang bị lỗi artifact, chập văn chờn, theo kinh nghiệm là phải cho vào lò nướng.
Kepler: Nvidia tuyên bố xanh rờn: Kepler là kiến trúc nhanh nhất, hiệu năng nhất thế giới cho HPC. (Kepler - The World's Fastest, Most Efficient HPC Architecture). Đến nay, ngay cả khi đã có thế hệ mới thay thế, tuyên bố này phần nào vẫn đúng trong các dòng GPU của Nvidia sản xuất. Đại diện dòng này tôi sắm 4 chiếc card siêu độ cho dân OC EVGA GTX 780 Ti Classified, 3GB, băng thông 384-bit với 2880 CUDA cores.  Giá xuất xưởng là $799. Tốn một mớ tiền x 4 vào đây. Và chúng sẽ là bạn đồng hành trải nghiệm qúa trình DL của tôi suốt thời gian ban đầu này.
Maxwell: Đây cũng là một kiến trúc được Nvidia quảng bá đổi mới nhưng thực ra, cá nhân tôi cho rằng mới mà không mới so với Kepler trước đây. Nó cũng không tạo ra cuộc cách mạng gì lớn giống như bước chuyển sang Kepler từ Fermi. Bản chất tập trung vào chỉnh sửa tối ưu tý chút đồng thời thiên về hỗ trợ kết xuất hình ảnh lớn cùng với xu thế độ phân giải siêu cao 4K hiện nay (VRAM nhiều lên hẳn). Vì thế khẩu hiệu đận này cũng đơn sơ:  GPU tân tiến nhất qủa đất (The World's Most Advance GPU). Đại diện cho dòng này tôi mua chiếc ASUS GTX 980 Strix, với 4GB, băng thông 256-bit với 2048 CUDA cores. Gía thành xuất xưởng là $599. GTX 980 được tôi lắp nâng cấp trên MacPro dành cho các tác vụ kiểm thử các vòng lặp tính toán (computing loop) đơn giản bên ngoài trong khi máy HPC kia bận rộn tính toán.
Chỉ với những thông điệp "ngầm" trên đủ thấy Kepler có vẻ mới chính là dòng kiến trúc chip chủ đạo mà Nvidia kỳ vọng tương đối lớn trong lĩnh vực điện toán HPC.
Trước khi xem xét cấu trúc phần cứng từng dòng GPU, chúng ta đều thấy trong điện toán song song của NVIDIA, CUDA là con số rất đáng quan tâm. Chúng ta hay đánh đồng CUDA  với số nhân xử lý GPU có trong một con card. Ví dụ như con GTX 780 Ti mà tôi dùng có đến 2880 CUDA cores, tức là có thể chạy 2880 nhân cùng lúc. Điều này giúp đơn giản hoá việc so sánh sức mạnh và tiên liệu năng lực tính toán của card nhưng kỳ thực không hoàn toàn chính xác. CUDA bản chất là một platform và thư viện phần mềm trên C/C++ với các API đề phục vụ các nhà phát triển có thể lập trình xử lý song song thông qua truy xuất trực tiếp tới tập lệnh và các lõi tính toán của GPU. Khả năng này còn được gọi là GPGPU (General-Purposed GPU). Các lập trình viên, thông qua thư viện CUDA để có thể điều khiển GPU nhằm và các tác vụ tính toán thông thường như serial CPU. Trong tổng thể 1 PC, luồng xử lý dùng CUDA có thể tóm tắt như trong hình dưới đây:
CUDA_processing_flow_(En)
 Với dòng Fermi, GPU thường có khoảng 3 tỷ chíp bán dẫn transistors, công nghệ 40nm là chính, tổ chức thành các tập xử lý dòng Streaming Multiprocessor gồm 32 CUDA mỗi tập. Về lý thuyết, khả năng tính toán SP của Fermi GPU (theo GFLOPS) là 2 (lệnh theo FMA mỗi chu kỳ, Fused Multiply-Add kiểu AxB+C) x số lượng nhân CUDA x tốc độ chip đổ bóng (in GHz). Còn về tính toán dấu chấm động FP64 thì khả năng giảm đi 1/2. (điều này đúng trên Tesla và Quadro chứ trên GTX, Nvidia làm thọt đi còn 1/8 thôi, quá láo).  Đặc trưng của Fermi là cơ bản nhân CUDA nào cũng có khả năng thực hiện 2 phép tính SP32 hoặc 1 phép tính FP64 trong 1 xung nhịp clock. Vì vậy, hiệu năng sẽ giảm khi không cần tính toán đến như thế trên tất cả các cores và khiến cho lượng tiêu thụ điện dòng Fermi rất khủng, đồng thời, có thể đun nước sôi pha trà với lượng nhiệt của dòng card này. :D
Fermi
Cũng với lý đó, Kepler ra đời sau đặt nặng hiệu năng tính toán và lượng năng lượng tiêu thụ hơn. Sản xuất với công nghệ 28nm, Con GK110 trong GTX 780 Ti có đến 7,1 tỷ chíp bán dẫn, gấp hơn 2 lần đời Fermi. Kepler ngoài các thế mạnh cũ thì cũng được tích hợp một loạt tính năng mới phục vụ cho điện toán song song như SMX (NeXt generation Streaming Multiprocessor), DP (Dynamic Parallelism), Hyper-Q MPI, GPUDirect... Có điều kiện tôi, sẽ đi sâu hơn về các tập kiến trúc mới này của Kepler riêng. Ở Kepler, CUDA Core vẫn có năng lực tính toán SP32 như trước, tức là 2 FMA mỗi chu kỳ nhưng không còn cõng phép tính FP64 mỗi nhân nữa mà thêm nhân tính toán FP64 riêng. Tỷ lệ tiêu chuẩn trên dòng cao cấp Titan Black, hay 780 Ti là 3:1 tức cứ 3 CUDA cores có 1 FP64(DP Unit màu cam). Ở các Kepler khác thì 24:1. Chính vì thế mà Kepler tiêu thụ điện lẫn toả nhiệt đã ít đi rất nhiều nếu so cùng năng lực tính toán ở dòng Fermi.

Con 780 Ti của tôi có 2880 CUDA Cores, tức là có 2880/3=960 DP Unit dùng cho tính toán FP64, hiệu năng FP64 của nó sẽ là 960 GFLOPS.

Kepler

Sang dòng chip hiện thời Maxwell, kiến trúc tương tự như Kepler nhưng NVIDIA  bỏ hẳn luôn nhân tính toán FP64. Toàn bộ xử lý FP64 được đẩy sang 1 core khác là Texture Mapping Unit (TMU), tỉ lệ là CUDA/TMU là 32/1  Về năng lực SP trên CUDA vẫn tương tự Kepler và Fermi nhưng FP64 thì giảm tương đối, còn lại khoảng  1/32 khả năng SP32. Chính vì thế, năng lực FP64 được xem rất tồi và kém hơn hẳn so với Kepler. Số lượng bán dẫn cũng giảm xuống còn 5.2 tỷ transistorsVí như con GTX 980 hàng đầu giờ chỉ có 128 TMU, tương đương với hiệu năng FP64 là 128 GFLOPS, chỉ bằng ~ 1/8 chú GTX 780 Ti của tôi. Được cái, thế này thì đỡ tốn điện đi nhiều đấy.

maxwell-gm-204-top-level-diagram

Với 3 dòng trên, Maxwell sẽ là kiến trúc duy nhất không có dòng siêu hi-end Tesla tăng tốc tính toán mà chỉ dùng cho dạng Tesla Grid và vGPU (Virtual GPU: card đồ hoạ ảo). Chiếc GPU Nvidia Tesla khủng nhất hành tinh đến tận giờ là chiếc K80 (K thì rõ ràng là Kepler rồi nhá), với 2 GPU GK210, 2x2496 = 4992 CUDA cores và VRAM siêu khủng 24GB.

TK80_575px

Như vậy, cho đến giờ, dòng Kepler vẫn là dòng chủ đạo số 1 trong các hệ thống HPC. Chiếc siêu máy tính Titan, xếp hạng số 2 thế giới nhưng là số 1 trong nền tảng CUDA hiện giờ cũng dùng Kepler, với 2688 CUDA (cùng nhân GTX 780). Vì thế Kepler cũng là lựa chọn hàng đầu đa mục đích cho chiếc HPC của tôi. Như ở phần HPC build 3, các bạn cũng biết tôi đã chọn lắp 4 chiếc card GPU EVGA GTX 780 Ti. Đây là một trong những dòng đỉnh cao nhất của Kepler mà Nvidia sản xuất dành cho game thủ được EVGA chế tác riêng và đã OC Ready. Những thông số cơ bản dưới đây, đặc biệt được bôi đậm là nhưng số có ảnh hưởng lớn đến việc sử dụng GPGPU trong các HPC.

  • Base Clock: 1020 MHZ (so với bản ref của Nvidia là 876 Mhz)
  • Boost Clock: 1085 MHz (so với bản ref của Nvidia là 928 Mhz)
  • Memory Clock: 7000 MHz Effective
  • CUDA Cores: 2880
  • Bus Type: PCI-E 3.0
  • Memory Detail: 3072MB GDDR5 (dư dùng cho game nhưng thật tiếc, nếu kiếm dòng Titan Black dễ dàng hơn với 6GB thì sẽ thực sự ngon dùng cho neuron networks lớn)
  • Memory Bit Width: 384 Bit
  • Memory Speed: 0.28ns
  • Memory Bandwidth: 336 GB/s
Trụ được đến đây, xin mời các bạn hãy thư giãn với một clip 20s khi tôi phải lắp lại nguồn để cấp đủ 8-pin x 2 vào mỗi con card của HPC.

Vậy trong tương lai, khi Nvidia đã hoàn toàn chú tâm và đầu tư mạnh mẽ bậc nhất vào phân hệ sức mạnh cho xử lý trí tuệ nhân tạo, AI, Deep Learning thì có gì sẽ thay đổi. Dù không phủ định, gaming đồ hoạ vi tính vẫn là thị trường bậc nhất nhưng những biến chuyển gần đây cho thấy Nvidia sẽ tiếp tục tạo được sự hợp lực cả hai hướng đi trên. NVIDIA đã công bố lộ trình trong tương lai gần năm 2016 sẽ ra mắt GPU Pascal (như một bước chuyển tiếp đến Volta 2018???) bổ sung sức mạnh cho các dòng hiện tại chủ yếu liên quan đến HPC, AI & DL.

NvidiaGPU Roadmap

Pascal là cuộc cách mạng của Nvidia hướng tới điện toán cao cấp cho trí tuệ nhân tạo và các mạng thần kinh neuron network. Pascal có thể tóm lược ở 3 điểm:
  1. Tổ hợp toán cả 16 bit và 32 bit tạo nên sức mạnh tính toán gấp 4 lần Maxwell hiện tại.
  2. Công nghệ HBM (High Bandwidth Memory- Bộ nhớ băng thông cao) sẽ thay thế cho GDDR5 (ATI đã tiên phong đưa vào sử dụng trong dòng GPU Fury X năm qua). Lượng VRAM tăng tới 32 GB và cho băng thông 6x hiện tại với HBM (bản chất là chồng các chip nhớ lên nhau, nên còn gọi là 3D VRAM).
  3. Công nghệ truyền dữ liệu NVLINK giữa các GPU với nhau cho băng thông từ 80->200 GB/s, tức là nhanh gấp từ 5 đến 12 lần băng thông PCIe x 16 gen 3 hiện tại.
Với 3 cải tiến trên, sức mạnh tổng thể của card đồ hoạ thế hệ Pascal sẽ có bước nhảy vọt, gấp 10 lần so với kiến trúc Maxwell hiện tại. Thật nóng lòng đợi nhà "bác học" Pascal nhưng nếu thế đến tay người dùng chắc phải gần hơn 1 năm nữa nhưng nếu không thật vội vàng và cấp thiết như tôi thì hãy chờ đợi một chút cũng đáng. Nếu sẵn tiền và chỉ cần để học hành tý chút thì hãy dòn tiền quất 1 con Titan X 12GB là đủ để tiếp tục chờ đợi.

PascalGPU