Tôi bắt đầu cuộc sống lâu dài của mình tại Nhật chỉ với 1 công việc của công ty mà hành trang về văn hóa ở Osaka gần như không hề biết gì vì ngôn ngữ đang còn là 1 rào cản lớn cho tôi. Tuy nhiên, khi đã có mong ước khám phá thì kiểu gì mà chẳng làm được.
Tôi sống gần con phố mua sắm có mái che sầm uất và dài nhất ở Osaka (và có thể nói là dài nhất Nhật Bản cũng được) - Nó gọi là Tenjinbashi Shotengai(天神橋 商店街).
Tình cờ hôm vừa rồi đi làm về sớm, khoảng 19.00 thấy một bộ Kimono lướt qua đường , đi ra từ 1 chiếc xe sang trọng, buột miệng thốt lên Geisha à...
"Nhưng thực ra Geisha thì mặt phải trắng toát cơ. Mặc Kimono thôi anh ơi", cô bé đi cùng đáp lại.
(ảnh chỉ có tính chất minh họa - Maiko) :D
Nhưng đúng là Osaka và Kyoto rất nổi tiếng về Geisha, một nét truyền thống trong văn hóa của Nhật. Ở khu vực này, người ta gọi Geisha là Geiko, tiếng Việt thì không biết tìm từ gì cho thích hợp, chắc chỉ có từ kỹ nữ có thể phản ánh được đúng nhất nhỉ?
Theo định nghĩa thì Geiko chính là những chuyên gia giải trí, rất giỏi cầm - kỳ - thi - họa, đặc biệt tiếp chuyện với khách đến vô cùng tận được.
Tôi từng đến Kyoto, ở đó nhiều lần, ghé qua Gion vài lần. Gion - Kyoto vốn vẫn được coi là cái nôi của Geisha tại Nhật, Geisha chính thống. Ờ thì ở Osaka cũng là chính thống đấy, nhưng cộng đồng Geiko ở đây đặc biệt hơn, họ nói tiếng vùng thổ ngữ Osaka.
Có 4 khu vực khá lớn ở Osaka, mà mọi người sẽ có thể hay bắt gặp Geiko. Đó là Shinmachi, Horie, Nanchi và Kitashinchi. Kitashinchi thì rất gần chỗ tôi ở, chỉ cách 1 ga nếu đi Tozai line (mất khoảng 3 phút) hoặc là đi bộ thì tối đa cũng chỉ 15 phút. Kitashinchi thì rất nổi tiếng với các nightclubs, quán bar đêm, nhưng lại không phải là nơi tập trung của giới trẻ như Nanchi mà chủ yếu dành cho các business men đến giải trí, nhậu nhẹt với các khách hàng của mình . (Tất nhiên, trẻ nhưng có tiền thích làm businessmen thì vẫn đến được). Tôi lục lọi thông tin một chút trên internet thì được biết ở đây chính là cộng đồng Geisha lớn nhất trong 4 khu vực của Osaka với 15 kỹ nữ, còn Nanchi chỉ có 6 nhưng tập trung tiếp khách vào 1 nhà (gọi là trà quán - teahouse - 茶屋). Ngoài ra, lệ thường là các Geiko thường sống với nhau vào 1 cùng 1 nơi(Oki-ya 置屋) và chỉ có 1 bà cô già Obachan trông nom, chăm sóc thôi, tuyệt đối không có đàn ông sống ở đó (lý thuyết thì là thế, ko biết giờ thì thế nào rồi).
Để trở thành Geiko thì cũng phải mất tầm hơn 5 - 7 năm. Mới vào thì chỉ học việc, pha trà , điếu đóm cho các cụ thôi. Lúc đó thì gọi là Maiko. Rồi được nâng cấp dần dần thông qua cách cuốn tóc và độ dài của ống tay áo kimono. Ngoài ra còn có cái gì đó liên quan đến áo choàng ở lưng nữa do người bạn đi ngồi với geisha kể lại, tôi cũng ko nhớ rõ nữa. Khi chuyển ngữ sang Kỹ nữ Geisha và trước khi có sự ra đời của bộ phim và sách dịch Hồi kí một Geisha (Memoirs of a Geisha), thì ở Việt Nam thường coi Geisha là một đạo gì đó rất cao quý (ít ra là tôi từng gặp người nghĩ như vậy). Đến giờ thì cũng hiểu ra phần nào nhưng vẫn có người thì thái quá, coi Geisha không khác gì gái bán hoa, đứng đường, là "cái mâm sống" phủ đầy sashimi (cá tươi xát lát ăn sống luôn) để phục vụ các thực khách có dục tính "tao nhã" và một túi tiền nặng trĩu.
Tôi không đồng ý với cả 2 quan điểm thái quá như vậy. Tôi coi đó là một nét văn hóa của xã hội bị gò bó bởi nhiều lễ nghi như Nhật Bản và cũng bình thường như bao điều khác trong cuộc sống.
Phải xin trích lại với các bạn về sự khác nhau cơ bản giữa kỹ nữ và gái bán hoa trong văn học mà có lần tôi đọc ở đâu đó của 1 nhà văn trẻ, cũng lâu lâu rồi trên mạng. Chắc không vô ích để hiểu về chuyện kỹ nữ khác với gái bán hoa, mà ta còn hay gọi là đĩ, điếm, nói thế nào nhỉ? Cái khác nhau ở đây cũng giống như là khác nhau giữa cướp biển và ăn cắp vặt ấy. Cướp biển thì lấy nguyên cả con tàu, trong khi ăn cắp vặt chỉ nhặt nhạnh vài thứ lẻ tẻ người đời hở ra ngoài. Gái bán hoa thì mang thân mình đổi lấy vài xu lẻ trong khi kỹ nữ thì lột trần những người đàn ông và xé trái tim họ làm hàng trăm ngàn mảnh.
Ngẫm cũng thấy đúng cho thân phận kỹ nữ như Geisha ( hay Geiko) ở xứ Phù Tang này.
Tôi sống gần con phố mua sắm có mái che sầm uất và dài nhất ở Osaka (và có thể nói là dài nhất Nhật Bản cũng được) - Nó gọi là Tenjinbashi Shotengai(天神橋 商店街).
Tình cờ hôm vừa rồi đi làm về sớm, khoảng 19.00 thấy một bộ Kimono lướt qua đường , đi ra từ 1 chiếc xe sang trọng, buột miệng thốt lên Geisha à...
"Nhưng thực ra Geisha thì mặt phải trắng toát cơ. Mặc Kimono thôi anh ơi", cô bé đi cùng đáp lại.
(ảnh chỉ có tính chất minh họa - Maiko) :D
Nhưng đúng là Osaka và Kyoto rất nổi tiếng về Geisha, một nét truyền thống trong văn hóa của Nhật. Ở khu vực này, người ta gọi Geisha là Geiko, tiếng Việt thì không biết tìm từ gì cho thích hợp, chắc chỉ có từ kỹ nữ có thể phản ánh được đúng nhất nhỉ?
Theo định nghĩa thì Geiko chính là những chuyên gia giải trí, rất giỏi cầm - kỳ - thi - họa, đặc biệt tiếp chuyện với khách đến vô cùng tận được.
Tôi từng đến Kyoto, ở đó nhiều lần, ghé qua Gion vài lần. Gion - Kyoto vốn vẫn được coi là cái nôi của Geisha tại Nhật, Geisha chính thống. Ờ thì ở Osaka cũng là chính thống đấy, nhưng cộng đồng Geiko ở đây đặc biệt hơn, họ nói tiếng vùng thổ ngữ Osaka.
Có 4 khu vực khá lớn ở Osaka, mà mọi người sẽ có thể hay bắt gặp Geiko. Đó là Shinmachi, Horie, Nanchi và Kitashinchi. Kitashinchi thì rất gần chỗ tôi ở, chỉ cách 1 ga nếu đi Tozai line (mất khoảng 3 phút) hoặc là đi bộ thì tối đa cũng chỉ 15 phút. Kitashinchi thì rất nổi tiếng với các nightclubs, quán bar đêm, nhưng lại không phải là nơi tập trung của giới trẻ như Nanchi mà chủ yếu dành cho các business men đến giải trí, nhậu nhẹt với các khách hàng của mình . (Tất nhiên, trẻ nhưng có tiền thích làm businessmen thì vẫn đến được). Tôi lục lọi thông tin một chút trên internet thì được biết ở đây chính là cộng đồng Geisha lớn nhất trong 4 khu vực của Osaka với 15 kỹ nữ, còn Nanchi chỉ có 6 nhưng tập trung tiếp khách vào 1 nhà (gọi là trà quán - teahouse - 茶屋). Ngoài ra, lệ thường là các Geiko thường sống với nhau vào 1 cùng 1 nơi(Oki-ya 置屋) và chỉ có 1 bà cô già Obachan trông nom, chăm sóc thôi, tuyệt đối không có đàn ông sống ở đó (lý thuyết thì là thế, ko biết giờ thì thế nào rồi).
Để trở thành Geiko thì cũng phải mất tầm hơn 5 - 7 năm. Mới vào thì chỉ học việc, pha trà , điếu đóm cho các cụ thôi. Lúc đó thì gọi là Maiko. Rồi được nâng cấp dần dần thông qua cách cuốn tóc và độ dài của ống tay áo kimono. Ngoài ra còn có cái gì đó liên quan đến áo choàng ở lưng nữa do người bạn đi ngồi với geisha kể lại, tôi cũng ko nhớ rõ nữa. Khi chuyển ngữ sang Kỹ nữ Geisha và trước khi có sự ra đời của bộ phim và sách dịch Hồi kí một Geisha (Memoirs of a Geisha), thì ở Việt Nam thường coi Geisha là một đạo gì đó rất cao quý (ít ra là tôi từng gặp người nghĩ như vậy). Đến giờ thì cũng hiểu ra phần nào nhưng vẫn có người thì thái quá, coi Geisha không khác gì gái bán hoa, đứng đường, là "cái mâm sống" phủ đầy sashimi (cá tươi xát lát ăn sống luôn) để phục vụ các thực khách có dục tính "tao nhã" và một túi tiền nặng trĩu.
Tôi không đồng ý với cả 2 quan điểm thái quá như vậy. Tôi coi đó là một nét văn hóa của xã hội bị gò bó bởi nhiều lễ nghi như Nhật Bản và cũng bình thường như bao điều khác trong cuộc sống.
Phải xin trích lại với các bạn về sự khác nhau cơ bản giữa kỹ nữ và gái bán hoa trong văn học mà có lần tôi đọc ở đâu đó của 1 nhà văn trẻ, cũng lâu lâu rồi trên mạng. Chắc không vô ích để hiểu về chuyện kỹ nữ khác với gái bán hoa, mà ta còn hay gọi là đĩ, điếm, nói thế nào nhỉ? Cái khác nhau ở đây cũng giống như là khác nhau giữa cướp biển và ăn cắp vặt ấy. Cướp biển thì lấy nguyên cả con tàu, trong khi ăn cắp vặt chỉ nhặt nhạnh vài thứ lẻ tẻ người đời hở ra ngoài. Gái bán hoa thì mang thân mình đổi lấy vài xu lẻ trong khi kỹ nữ thì lột trần những người đàn ông và xé trái tim họ làm hàng trăm ngàn mảnh.
Ngẫm cũng thấy đúng cho thân phận kỹ nữ như Geisha ( hay Geiko) ở xứ Phù Tang này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét