Người Việt Nam là Water, tính cách mềm mỏng flexible, " ở bầu thì tròn, ở ống thì dài".
Còn dưới đây là một đoạn báo cáo tôi được đọc, trích ra từ báo. Các bạn Nhật đánh giá . Điểm bất ngờ cho tôi ở đây là người Nhật đề cao thế mạnh của Việt Nam lại là chủ nghĩa gia đình. Trên thực tế những gì tôi thấy trong thời gian ở Nhật đến giờ thì rõ ràng vai trò của gia đình khá mờ nhạt trong những tiếp xúc với các bạn ấy hoặc khách hàng. Ngoài ra, nếu đúng như những gì báo cáo thì cá nhân tôi thấy lo ngại nhiều hơn là tự hào. Cả 3 thứ được đề cập là thế mạnh trong bản báo cáo ấy cũng đang ngày càng mất dần đi...
Cost --> càng ngày càng tăng do lạm phát và chính sách quản lý của nhà nước chưa được hoàn thiện.
Tiềm lực --> Luôn đi ngược với thời gian khi người ta khám phá dần dần ra, khi mở cửa với bên ngoài.
Gia đình --> Một giá trị mà ngày càng thấy bị bào mòn bởi một xã hội thực dụng, qua dần từng thế hệ 6x. 7x, 8x và 9x. Đến 9x thì giá trị này gần như đã khác hẳn rồi nhỉ?
Tại sao vẫn còn có những bài báo như thế này nhỉ? Nên nhìn thực tế hơn để đi đúng hướng chứ nhỉ???
Thế mạnh của Việt Nam là Cost, tiềm lực, gia đình….
Nếu so sánh trình độ kỹ sư của Việt Nam với Trung Quốc và Ấn Độ, thì năng lực cá nhân của các kỹ sư trình độ cao Việt Nam không bằng Ấn Độ, Trung Quốc. Nói chung về chất và lượng kỹ sư thì Ấn Độ và Trung Quốc thuộc hàng trên, nhưng ở một số lính vực nhất định, Việt Nam lại phát huy được thế mạnh của mình. Theo kinh nghiệm làm việc của Nhật Bản với các nước lớn như Ấn Độ, Trung Quốc…, thì làm việc với các nước nhỏ hơn sẽ dễ dàng hơn. Việt Nam là đất nước thích hợp để làm các thương vụ với nước ngoài do họ chịu ảnh hưởng của nhiều nước.
Thế mạnh của Việt Nam trong ngành IT là Cost, tiềm lực và chủ nghĩa gia đình và sự gần gũi với Nhật Bản, điểm yếu của họ là thiếu kinh nghiệm dự án, năng lực ngoại ngữ và cơ sở hạ tầng. Xuất khẩu phần mềm của Việt Nam có đóng góp từ thị trường Âu Mỹ là 60% và từ Nhật Bản là 20%. Đã có các vendor lớn của Âu Mỹ và Nhật Bản vào Việt Nam. Trong số đó có sự khác nhau về thị trường mục tiêu: (1) Doanh nghiệp hướng tới thị trường Nhật: doanh thu từ Nhật chiếm 60%, (2) Doanh nghiệp hướng tới thị trường Mỹ: doanh thu từ Mỹ chiếm 80%, (3) Doanh nghiệp hướng tới thị trường châu ÂU, châu Á: doanh thu từ hai khu vực này chiếm 60%.
So với các doanh nghiệp lớn của Ấn Độ, nơi thị trường Mỹ chiếm tỷ trọng chủ đạo, thì có thể nói Việt Nam tập trung nhiều hơn vào thị trường Nhật. Có thể đưa ra 2 nguyên nhân: (1) Việt Nam phát triển sau Ấn Độ, (2) Việt Nam và Ấn Độ đều tìm thế mạnh của mình để phát triển. Các doanh nghiệp và nguồn nhân lực của Việt Nam chia làm hai loại: dùng tiếng Anh và hướng tới thị trường Âu Mỹ; dùng tiếng Nhật và hướng tới thị trường Nhật. Hai loại doanh nghiệp này khác nhau về văn hóa, định hướng, cách làm việc và yêu cầu về năng lực của kỹ sư.
Dựa trên tiếp xúc với những doanh nhân Việt nam học tập và làm việc tại Phương Tây có thể thấy khả năng tiếng Anh và cách suy nghĩ của họ rất giống phương Tây. Việt nam là 1 đất nước đa dạng hơn so với mọi người nghĩ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét