Ở Nhật, tôi dùng thuê bao của NTT Docomo, mỗi tháng gần 1 man Yên tiền điện thoại. Tất cả các bạn bè, đồng nghiệp, cũ mới đều dùng hoặc chuyển sang Softbank, kẻ sinh sau. 4 năm trước, Softbank với biểu tượng dấu = (equation) ra đời và bắt đầu chiếm lĩnh thị trường. 2 năm sau đó, họ bắt đầu chiến lược gọi nội mạng = 0 trong giờ làm việc (6h sáng đến 9h tối thì phải). Vậy là tất cả bà con (ít ra là dân Việt Nam ở Nhật) chuyển hết sang Softbank. Biết bao là lợi thế. Người Nhật không buôn điện thoại trong giờ làm việc còn Việt Nam, dù làm business ở Nhật thì "buôn dưa" kinh khủng luôn. Đúng là tận dụng được công suất lẫn công nghệ giao tiếp không dây, không khoảng cách.
Vì thế mà Softbank, dù sóng yếu, hay mất sóng nhưng được tất cả hồ hởi đón nhận, Tây ta, Nhật, Việt...
Đến hình mẫu bảo thủ (Chief Accountant) của công ty tôi cũng chuyển từ Docomo sang Softbank được gần 1 năm.
Lần này về Việt nam, thấy có chương trình big Zero của hãng di động mới Beeline. Một thương hiệu tầm cỡ đắt giá ở Nga và thế giới. Cũng vẫn chiêu trên. Nội mạng miễn phí.
Facebook cũng liên tục được "suggest" gia nhập fan của Beeline nữa. Thực sự những chiêu pháp như vậy chỉ có kẻ đến sau, phải thực sự đi sau mới được. Đơn giản, hiệu quả. Không quá khó để nghĩ ra nhưng thực sự khó ở khâu PR và thực hiện được sự xâm lấn giành thị phần.
Tôi đồ rằng thực chất nồi cơm cho Beeline,trong thời gian đầu vẫn là cuộc gọi ngoại mạng sang Vinaphone, Mobilephone, Viettel. Các đại gia này cũng đang phản pháo bằng chiêu tăng khuyến mại gia nhập mạng, đặc biệt cho thuê bao trả trước. Tôi nghĩ họ hơi nhầm vì của họ là giữ thị phần, không phải tiếp tục tranh giành thị phần của nhau và gạt chân Beeline. Mà giữ thị phần thì hãy nghĩ đến các thuê bao trả sau, các vị khách hàng trung thành (như tôi đây) và tạo network/ mạng lưới liên kết các khách hàng với nhau như cùng nhà (family pack), cùng công ty (company pack), cùng yêu (couple pack) hay đại loại các mối quan hệ xã hội có thể có được mà giảm giá cho những liên lạc như vậy.
Xem ra, trong lúc khủng hoảng, doanh số, lợi nhuận không còn là vấn đề chính, thị trường là quan trọng. ai cũng kỳ vọng vào 1 tương lai tươi sáng, 1 trật tự mới sau khủng hoảng và ai có khách hàng, có thị trường sẽ là người dẫn đầu, chiến thắng của cuộc chơi.
Hãy cùng chờ xem.
Tôi vẫn trung thành với NTT-Docomo nhưng có lẽ cũng suy nghĩ có thêm 1 số Softbank cho mình và cho vợ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét