Lại một đêm buồn ngủ rồi lại mất ngủ. Ngồi đọc 1 bài báo trên Japan Times (http://search.japantimes.co.jp/cgi-bin/ed20090607a1.html) và cũng thấy khó hiểu về đất nước và con người mình đang sống cùng. Họ dễ dàng tự tìm đến cái chết hơn rất nhiều các nơi khác trên thế giới. Học được một từ tiếng Anh mới econocides.
Có thể tóm tắt một số điểm ấn tượng:
+ Ở Nhật, chết vì tự sát nhiều gấp năm lần chết vì tai nạn giao thông, mỗi năm trung bình có 30,000 người, gấp gần 100 lần số người mắc bệnh cúm lợn H1N1 tại Nhật đợt vừa rồi.
+ Năm 2009, chín phủ Nhật bỏ ra thêm ~160 triệu USD để phòng tránh giảm bớt số người tự sát, gấp 4 lần doanh số năm của gần 3000 người làm tại một công ty phần mềm số hàng đầu tại Việt Nam.
+ Văn hóa đè nén cảm xúc và cứng rắn trong công việc cũng được xem là một nguyên nhân sâu xa của tỷ lệ tử sát cao ở Nhật.
Một cho mỗi 15 phút...
Trong vòng suốt 11 năm trở lại đây, cứ 15 phút thì có một người Nhật tự sát. Tỉ lệ tự sát này, thống kê bởi Cục cảnh sát quốc gia, có nghĩa là mỗi năm có khoảng 30,000 vụ tử tự, và một thập kỷ thì có đến 1/3 triệu trường hợp. Tỉ lệ cao đến không ngờ này, cho đến giờ giữ kỷ lục trong số các nước phát triển, gấp hơn 2 lần so với Mỹ, hơn 5 lần so với chết vì tai nạn giao thông ở Nhật. Đây một dấu hiệu rõ ràng về các vấn đề xã hội và tâm lý cần được giải quyết kịp thời, hiệu quả và phù hợp.
Thuật ngữ "đại dịch" thường được sử dụng trong những tháng gần đây về bệnh cúm, nhưng tự tự vốn vẫn là một "đại dịch" dai dẳng hơn nhiều. Mặc dùng con số năm trước đã giảm xuống 2.6% so với năm 2007, số lượng "người tự sát vì lý do kinh tế" (econocides) tăng nhanh một cách đáng lo ngại. Năm 2008, trong số những người đã có động cơ để tự sát thì lý do không-kiếm-được-việc-làm tăng lên đến 40%, trong khi tự sát vì mất việc cũng tăng lên đến 20%. Trầm cảm và sức ép xã hội là các lý do phổ biến.
Người ở độ tuổi 50 vẫn là nhóm chiếm tỷ lệ lớn nhất trong số các trường hợp tự sát ở Nhật, dường như hy sinh chính mình để có khoản tiền bảo hiểm cho gia đình mình. Lý do này thường được gọi là inseki-jisatsu, hay là tự sát với động cơ vì-trách-nhiệm, thậm chí bao gồm cả tầng lớp chủ doanh nghiệp và hiệu trưởng, những người thường tìm đến cái chết như cách sửa chữa cho sai lầm mắc phải.
Cách nhìn nhận "thi vị hóa" việc tự sát như là điều đáng tự hào cắm rễ từ lâu một cách đặc biệt trong nền văn hóa Nhật Bản, cần phải được thay đổi. Tự sát có vẻ là để sửa chữa sai lầm, trả nợ nhưng về dài hạn, những chi phí kinh tế trực tiếp cùng với chi phí vô hình về sự mất mát tinh thần của gia đình và bạn bè trở nên cao không tính xuể được.
Lý do phổ biến nhất mà những thanh niên tự sát là do không kiếm được hay giữ được việc làm. Nhưng cũng có rất nhiều người mới ở độ tuổi 20 và 30 đã cảm thấy mất tầm nhìn và thất vọng về tương lai. Khi có nhiều người bị thôi việc hoặc sa thải, điểm thắt nút của các rắc rối tài chính và tâm lý càng trở nên bị thắt chặt lại. Kể từ năm 1991, số người tự sát ở độ tuổi 30 đã tăng lên gấp đôi, trong khi tỷ lệ tự sát ở thiếu niên và độ tuổi 20 cũng tăng đều. Con số người đang bị trầm cảm hay vô vọng chắc chắn còn cao hơn, vì như thấy ở các nước khác, số các vụ tự sát không thành dự kiến còn cao hơn gấp 10 đến 20 lần so với vụ tự sát thành công.
Chính phủ đã dành trọn 15.8 tỷ Yên vào các dự án phòng tránh tự sát cho năm 2009, nhưng như vậy chưa đủ. Tiền đổ vào dự án mới chỉ là "nỗ lực xã hội" để phòng tránh tự sát , tạo nhiều nghiên cứu xã hội học, kiểm soát chặt chẽ hơn các web site, và các thanh chặn tàu an toàn hơn tại các ga. Những nỗ lực như vậy rất đáng hoan nghênh nhưng trong lúc này, những trung tâm hỗ trợ qua điện thoại về tự sát nhu là ở Inochi no Denwa, thì lại không đủ tiền để có thể nhận thoại miễn phí dù rằng họ trả lời đến gần 27,000 cuộc gọi mỗi năm. Đúng là không thể có những giải pháp có thể đáp ứng hoàn hảo hết tất cả các vấn đề liên quan đến việc phòng tránh tự sát này.
Thay vì thế, những lý do để tự sát thường rất phức tạp nên việc phát hiện, ngăn chặn và điều trị cần phải linh hoạt, hướng tới con người và đa chiều. Dễ dàng tiếp cận với các đường dây hỗ trợ, phòng khám và tư vấn là một bước có thể góp phần ngay được. Số lượng các nhà tâm lý học và các chuyên viên điều trị sức khỏe tâm lý cần được tăng lên. Bảo hiểm xã hội cần mở rộng và dùng thường xuyên hơn, bao gồm cả các vấn đề trầm cảm và bệnh tâm lý khác.
Sự nhận thức rộng rãi hơn về văn hóa cũng sẽ có ích. Những định kiến về bệnh trầm cảm, bệnh tâm lý và những mâu thuẫn nghiêm trọng trong cuộc sống cần được loại trừ ra khỏi danh sách các vấn đề đóng kín và cần được trao đổi cởi mở hơn. Quan điểm đã tồn tại bao đời nay trong văn hóa về việc đè nén cảm xúc của mình và gắng gượng nhiều trước áp lực công việc cần phải cập nhật để phù hợp với thực trạng. Không phải ngẫu nhiên mà nhóm đối tượng vốn sống kín đáo kiểu truyền thống và chịu áp lực cao nhất , đàn ông lao động lứa tuổi 50s trong xã hội Nhật, có tỉ lệ tự sát cao nhất.
Các công ty và công sở cần phải giảm áp lực xì trét nơi làm việc và đưa thêm vào danh sách kiểm tra sức khỏe hàng năm hạng mục liên quan đến trầm cảm và các vấn đề tâm lý nghiêm trọng khác. Cho những ai mất việc làm, điểm quan tâm nhất là thu nhật và như thế việc giảm dấu hiệu nặng nề của thất nghiệp và thay đổi cách nghĩ về sự thành công vật chât có thể giúp giải phóng sức ép. Những người già, cũng là đối tượng tự sát tương đối nhiều, cần có nhiều hoạt động cộng đồng và giảm sự tách biệt. Đối với những người trẻ, cần việc kiểm soát tốt hơn bởi bố mẹ, thầy cồ giáo và người trên cách đi tốt nhất để phòng tránh.
Tự sát có thể phòng tránh được một phần, nhưng cần có nỗ lực chung và các tiếp cận linh hoạt. Ở các nước khác như Thụy Điển, Phần Lan và Úc, họ đã giảm được tỷ lệ tự sát trong những năm gần đây không chỉ thông qua giáo dục nhận thức và chuyên tâm mà còn bởi xây dựng được các hệ thống phòng khám và đào tạo cho cán bộ y tế cộng đồng cơ bản. Nói một cách ngắn gọn, họ đã sử dụng quỹ của mình một cách hiệu quả. Biết rằng chính phủ Nhật cũng có những giới hạn nguồn lực ngân sách, nhưng tự sát vẫn là một vấn đề cấp bách, dù chưa được nhận thức đúng mực, trong suốt 11 năm qua. Đã đến lúc dành nhiều nguồn lực hơn để phòng tránh những cái chết trong năm tới.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét