Keep moving!!! About me, about Mai, Chip and Un. About everything an ever online guy could think of to write...
Thứ Năm, tháng 12 31, 2009
[Archived] Nghĩa TD thiên tài hay tai họa?
[Archived] NghĩaTD, anh như đĩa nộm đầy
Thứ Hai, tháng 12 28, 2009
Chẳng liên quan gì? Google và M.A.D
Thứ Sáu, tháng 12 25, 2009
Chúc mừng giáng sinh và năm mới
Dạo này bận quá, ở nhà cứ thấy sáng 7h ra đi, tối 10h về thôi. Đầu óc thì chỉ nghĩ đến Xăng và Cơm cho dự án mà thôi...
Chủ Nhật, tháng 12 20, 2009
Chạy cơm, chạy xăng...
Trong số đó, có 1 cuốn mà đến giờ tôi vẫn còn nhớ như in, cuốn sách khổ to, bìa cứng "Con người trở thành khổng lồ?" với rất nhiều hình ảnh về voi mammoth, người tiền sử, người vượn.
Khi đó tôi chỉ biết rằng câu trả lời cho đề của cuốn sách là "công cụ".
Bây giờ, ngồi làm dự án lớn, tôi thấy đây là việc quan trọng. Cần công cụ, "cần chạy xăng" thay vì chỉ "chạy cơm" vì làm software không còn là một nghệ thuật cho các lập trình sư thi thố nữa, nó là một công việc công nghiệp hóa... và rất nên tự động hóa...
Trên cơ sở đó, tool liên tiếp ra đời. Dịch thuật tự động, "gen" tài liệu thiết kế tự động, tra cứu tự động, review, bắt lỗi tự động, etc.
Con người thực sự được giải phóng, được tự do nếu như biết tạo và sử dụng công cụ.
Thứ Hai, tháng 12 07, 2009
Bèo dạt, mây trôi...
Thứ Ba, tháng 11 24, 2009
10 năm FSOFT, xin một lần được từ chối (phần 3).
3 Công ty FDM (FPT Sofware Direct Marketing)
Gần đây, tôi được yêu cầu làm giám đốc công ty FDM. Tôi không đồng ý ngay và xin được suy nghĩ về đề nghị đó. Tôi nghĩ rất nhiều. Cùng thời gian đó, tôi đã liên hệ với HCD FSO xin nghỉ việc khỏi FSOFT để đi học cao học vài năm ở nước ngoài (cũng là một dạng nghỉ ngơi sau 10 năm làm việc liên tục rồi).
Tôi tự hỏi bản thân mình rằng tôi xin một lần được từ chối không nhận được không? Xin thú thực với các bạn. Gia đình khuyên tôi đừng có nhận làm giám đốc. Từ vợ thân mến đến mẹ hay người bố mà tôi luôn luôn khâm phục về kiến thức và sự hiểu biết sâu rộng. Bố tôi là một kỹ sư cơ khí chế tạo máy, chuyên làm các máy cái và máy con, cặm cụi vẽ trên các bản giấy A0 cuốn thành ống dựng đầy nhà xưa kia. Đến ngay lúc này, bố tôi vẫn khuyên tôi đừng nhận làm giám đốc FDM, kiểu ôm rơm nặng bụng. Vợ tôi cũng không thích tôi làm giám đốc, nhưng luôn luôn là người ủng hộ mọi quyết định của tôi, đúng sai không quan trọng.
Tuy nhiên, các bạn thấy tôi ở đây, có nghĩa là tôi đã nhận lời. Tôi luôn có đam mê trong công việc mình làm. Tôi cũng chì có 24h mỗi ngày giống các bạn, có gia đình, có vợ và 2 con nhỏ, có nhiều sở thích và đam mê cá nhân khác nữa. Tại sao phải đòi hỏi tôi lo cho sự nghiệp của nhiều người? Tại sao lại đòi hỏi tôi phải nhận lời. Tại sao đòi hỏi tôi phải làm giám đốc FDM? Giám đốc có quyền lực gì ghê gớm lắm sao? Tôi không thấy vậy.
Vì thế, tôi không PR FDM rầm rộ, tôi cũng chẳng quá bận tâm tiến hành bất cứ việc gì đáng kể cho nó, ngoài việc giao lại cho 3 người bạn sát cánh bên cạnh tôi lúc ấy, rất “máu chiến” là NamNH, BìnhBT (đang ở Osaka) và TiếnND. Họ muốn nhào FDM thành con gì thì làm. Tôi cần hoàn thành NINA, vì danh dự của FSOFT, vì danh dự của tôi, vì danh dự của lập trình viên FSOFT và lập trình viên Việt Nam. Có vậy thôi. Lại có một nữ đồng nghiệp nhỏ, làm trong lĩnh vực DM cho khách hàng hiện tại của G13 trước cả tôi vài năm, gần đây khi có dịp ngồi buôn chuyện về thu nhập, có nói đại ý như anh cứ tưởng mỗi mình anh biết lương ở đây không cao à? Bọn em còn làm ở đây là vì có anh đấy. Có thể là động viên tôi hoặc tự động viên bản thân em ấy với một hy vọng gì đó trong tương lai. Nhưng rồi tôi tự nghĩ phải góp phần vào hy vọng thay đổi ấy.
Tôi chẳng hết nhiệt huyết nhưng có lẽ các quyết định về con đường sự nghiệp của mình đã chín chắn hơn. Tôi loanh quanh để tìm ra động lực mới (motivation) cho chính mình.
Mãi cho đến gần đây, tôi nghĩ FDM là một lối đi đến một cuộc chơi hay, có NINA là “cô giáo” và nếu có thể, tôi cùng các bạn làm nên một cái trò trống gì đó chưa từng có tại Việt Nam, ít ra là học tập ứng dụng được gì đó từ môn Direct Marketing, từ ngay chính hiểu biết về NINA trên thực tiễn để hy vọng vào một cơ hội. Làm gì đó để đời, để có giá trị như thế tại Việt Nam cho xã hội và cộng đồng người Việt sử dụng.
Vì là cuộc chơi, nên tôi nghĩ ai ở đây cũng có quyền tham gia bình đẳng. Rời bỏ cũng bình đẳng. Cuộc chơi hấp dẫn và một lần nữa tôi lại không từ chối được.
Hôm nay là 19.11, ngày phụ huynh ở FSOFT, chúng ta hãy cùng chúc cho các cụ luôn mạnh khỏe, luôn ủng hộ chúng ta làm những điều ngông cuồng pha chút bồng bột./.
Chủ Nhật, tháng 11 22, 2009
10 năm FSOFT, xin một lần được từ chối (phần 2).
2 Làm việc với Nhật
Cái này như duyên số vậy. 2004 và 2005 cũng là 1 trong những năm khó khăn. Cuối 2004, đầu 2005, khách hàng Nissen làm với G8 suýt chết, họ “chửi” FSOFT nhiều lắm. Việc cũng hết nữa. G1 muốn phát triển, tôi lơ ngơ tìm thêm việc Nhật theo chủ trương của anh Nam (dịch vụ 5 sao và nhà nhà đánh Nhật, kể cả nhóm non-Japan như G1). Thế quái nào thành nhận lời chuyển thẳng sang làm PM các dự án của G8.Nissen luôn. Tuy nhiên, tôi cũng mang một phần văn hóa D2 xuống G8 tự do, vui vẻ và work hard, play hard.
Tôi thích học ngoại ngữ từ bé. Bố tôi cũng khuyến khích tôi đi học thêm ngọai ngữ rất nhiều. Bằng A-B-C-D-E các thứ tiếng thì tôi có nhiều lắm. Tiếng Anh, tiếng Pháp, Nhật đủ cả. Ngoài ra, cứ 3 tháng nghỉ hè thì bố tôi dạy kèm tôi (và bà chị ruột) tiếng Nga. Khi ở Đại Học, tôi cũng có 2 ngoại ngữ, chính tiếng Anh, phụ tiếng Pháp. Tôi lại còn theo lớp học thêm tiếng Nhật ở trung tâm chỗ Núi Trúc (cũng đủ xóa mù 4kyu). Bây giờ thì ngòai tiếng Anh là ngấm sâu nhất, ít dùng nên cũng vơi mất nhiều nhưng tạm đủ vốn sống, còn lại đều mai một gần hết. Nghĩ cũng tiếc.
Làm với Nhật, tôi thích ngay cách phân tích dữ liệu và báo cáo chi tiết xanh đỏ tím vàng rất trực quan, rất hình ảnh và đẹp mắt của họ. Với tôi lúc đó, thế là nhất. Càng làm, càng học nhiều, tôi càng thấy yêu thích văn hóa Nhật, yêu con người Nhật kín đáo, hiền hòa. Được đến Nhật, tôi yêu luôn cả nước Nhật sạch sẽ, thanh bình. Có thể hồ đồ nhưng đến giờ tôi tạm hiểu thế nào là wabi-sabi và tự cho rằng mình đôi khi cảm nhận vẻ đẹp đó thì phải.
Khi ở G8, tuy chỉ làm PM các dự án Nissen, tôi nhiều bức xúc cách làm, cách thức điều động nhân lực ngắn hạn ở FSOFT (cấu người chỗ đang training chưa có việc nhét sang chỗ có việc), đến mức mâu thuẫn tương đối lớn với cấp trên trong một lần checkpoint. Tiếp xúc và hiểu hơn về business cũng như mong muốn của khách hàng Nissen, tôi muốn phát triển business của FSOFT cùng với khách hàng Nissen.
FSOFT trên đà phát triển chung, quyết định phải có nhiều đơn vị sản xuất, chuyên biệt, tự chủ để phục vụ khách hàng thì mới hiểu nghiệp vụ của họ và nâng tầm dịch vụ lên cao hơn. Một năm sau khi tôi về với G8, năm 2006, G13 ra đời đi đôi với bước nhảy vọt về doanh số và số người. Tôi được đề nghị trở thành GL. Tôi nhận lời. Ít ai để ý nhưng lúc đó tôi trẻ nhất trong số các GL của FSOFT, GL đầu tiên của FSOFT dưới 30 tuổi. Sau này thì nhiều GL trẻ hơn, xuất sắc hơn rồi.
Năm 2006, sau 7 năm làm việc ở FPT & FSOFT, tôi vẫn là tôi như vậy. Cổ phiếu mà nói, dù là tép riu nhất trong lứa những nhân viên quản lý bậc 3 – 4 ở FPT khi đó, tôi cũng bỗng chốc có cảm giác thành một triệu phú ảo (tiền đô).
Tôi vẫn làm việc chăm chỉ không bán cổ phiếu, mua nhà cửa, xe hơi gì cả, thậm chí bỏ cả tỷ đồng dành dụm để mua cổ phiếu FSOFT vào. Vì tôi tin rằng FSOFT là mái nhà, là lựa chọn đúng cho tôi.
Thời gian đó, lên xuống cùng G13, tôi được khen có, bị chửi có, và bị kiện cáo rùm beng cũng có cho đến hết năm 2007.
FSOFT vẫn phát triển, tôi được giao làm phó giám đốc chi nhánh FSOFT Hà Nội, phụ trách kinh doanh. Đương nhiên tăng thêm 2 bậc lương (nhưng không đáng kể nữa rồi phải không?) Tôi cũng nhận lời.
Cuối 2007, anh Nam, chị Liên thuyết phục tôi sang Nhật, làm đại diện lâu dài ở Osaka. Sau vài tháng suy nghĩ tôi đồng ý vì 1 thách thức mới, 1 cơ hội mới để học hỏi, kiếm nhiều việc hơn về cho FSOFT, cũng vì được tham gia vào cái mà anh Nam gọi là “sự thay đổi căn bản” của FSOFT ở thị trường Nhật.
Tại FPT Japan, trong vòng hơn 1 năm rưỡi, tôi được bổ nhiệm là trưởng đại diện Osaka, rồi tiếp đó là trưởng phòng kinh doanh FPT Japan, phó giám đốc FPT Japan và thành viên hội đồng quản trị FPT Japan. Chức đè chết người. Nhưng tôi đều nhận lời, không từ chối dù không biết mình có làm tròn được không. Có thể nghĩ thế này thế nọ, nhưng tôi không hổ thẹn vì mình đã làm hết mình, không chỉ cho riêng bản thân mình mà cho nhiều người khác xung quanh mình.
Vậy là suốt thời gian với FSOFT tôi không hề từ chối bất cứ công việc khó , dễ hay chức danh lớn , bé nào đựợc giao và thực tâm đều nỗ lực hết sức mình để hoàn thành công việc đó.
Làm nghề sales chuyên nghiệp cũng có nhiều cái hay, cái vui và đương nhiên chuyện buồn và vất vả nữa chứ. Tôi đeo bám thành công xong dự án NINA, dự án giá trị 1.4M USD và lớn nhất ở thị trường Nhật của FSOFT đến giờ (2009). Những tưởng tiếp tục cắm cúi kiếm ăn thêm để nhân 2 lần doanh số triệu đô đấy từ dự án này (cũng thấy vài phỏm thấp thỏm rồi) thì đùng một cái tôi được yêu cầu về làm PM cho dự án vì operation ở nhà có vấn đề lớn, không ai giải quyết và cũng không có ai tai to mặt lớn muốn đứng ra bắt tay vào làm thực sự cả (chắc giàu rồi, muốn nhàn hơn hoặc FSOFT đâu đó có phỏm nhiều tiền hơn, đáng quan tâm hơn). Tôi được khách hàng nhét vào đầu rất nhiều lần rằng, không chỉ dự án lần này nhiều tiền mà còn là con bài chiến lược để mở ra nhiều dự án như thế cho FSOFT và cho cả Việt Nam đấy. Quan tâm đi. Nói nhiều quá, thành ra mình cũng nghĩ đúng như vậy. Có thể tôi đã nghĩ sai về sự nỗ lực của các tầng tầng lớp lớp quản lý ở FSOFT VN bấy giờ, nhưng lần đầu tiên tôi đã không nhận lời ngay mà ra điều kiện riêng của mình để về làm PM. Điều kiện về lương, tôi đưa ra cao đấy, ở Việt Nam mà lĩnh lương kiểu FPT Nhật Bản(tất nhiên cũng chẳng so bì với lương mấy bác Nhật làm gì). Điều kiện được chấp nhận khá dễ dàng. Tôi cũng giữ lời hứa, từ bỏ tất cả các chức danh nghe quá to tát kia, rồng rắn kéo cả gia đình về Việt Nam làm PM. Thú thật, cũng không rất vui vẻ gì để từ bỏ giữa chừng quay về cho đến khi ngồi cùng với dự án từ sáng đến tối. Tôi lại thấy sướng vì được làm việc quen thuộc khi xưa, lại được sát cánh với nhiều chiến hữu lập trình viên. Tôi muốn hỗ trợ dự án NINA tốt nhất.
Thứ Bảy, tháng 11 21, 2009
10 năm FSOFT, xin một lần được từ chối (phần 1).
10 năm FSOFT, xin một lần được từ chối.
Thực sự tôi rất lấy làm vinh dự hôm nay được trao đổi trong khuôn khổ open talk với các bạn.
(Cho phép được nổ 1 chút, khoe khoang 1 chút về mình.)
Chúng ta đang nghĩ và thấy cần phải thay đổi. Cả thế giới cũng đã nói vậy rồi. Thay đổi, đổi mới, làm lại lúc nào cũng vang vang đâu đó trong FSOFT. Trong lúc chúng ta ngồi bàn bạc, băn khoăn, tôi thấy mọi thứ đã thay đổi rất nhiều rồi. May mắn thay (hoặc tiếc thay) tôi đã đang là một phần của sự thay đổi đó. Nói một cái gì hiện tại và tương lai tôi sợ rằng vừa nói xong sẽ không còn đúng nữa. Thế là tôi nghĩ nói về quá khứ của mình, thứ mình biết và cho rằng sẽ không còn thay đổi gì. Từ đó, có nhìn nhận gì về hiện tại hay tương lai thì còn tạm có chỗ mà bấu víu vào.
Tôi muốn mở màn lời phát biểu của mình bằng một tâm sự của một người bạn hôm kia, ít hơn tôi 5 tuổi, đang làm trong G13:
“G13 đã sắp chết rồi. Như cái cây đã bị sâu đục thân đục rỗng hết ở bên trong ấy. Có người nói nó là rắn mất đầu.”
Nói vui một chút. Ai ngồi đây mà chẳng có 1 cái đầu trên cổ mình nhỉ? Còn nếu là tổ chức đang không có đầu thì tại sao không tự tìm trong nội tại hay thuê ngoài một cái đầu cho mình đi??? Tôi e rằng, người bạn này có ý khác. Về sự rỗng ruột ấy.
Theo phong trào “đổi thay”, hôm nay tôi xin cầm giấy phát biểu những gì tôi nghĩ và chuẩn bị từ trước khi bước vào đây. Gọi là chia sẻ cũng đúng, gọi là đọc diễn văn cũng vậy. Ít ra là thay đổi cái cách tôi vẫn hay nói chuyện trước đông người ờ FSOFT.
Tháng 3 năm nay, FSOFT kỉ niệm tròn 10 năm tuổi. Tháng 6 vừa qua, cũng là tròn 10 năm tôi cũng làm việc tại FSOFT đấy. Nhân dịp này cũng muốn chia sẻ các bạn một số điều về quãng đường tôi đi 10 năm qua cùng với FSOFT.
Tôi vốn không xuất thân là dân lập trình. Tôi tốt nghiệp đại học ngoại giao, ngành kinh tế quốc tế, nhưng có 1 đam mê lập trình. Vào FSOFT năm 1999, tôi đã viết website đầu tiên cho FSOFT (HTML) rất đơn sơ, xam xám và xâu xấu chỉ bằng notepad và paint brush (cũng là tự học). Aptech bắt đầu vào đào tạo ở Việt Nam năm đó. Nhưng nghèo mà, làm sao mà có 2000 USD học phí để theo học, tôi xin photo giáo trình từ anh Thành còi hiệu trưởng FPT-APTECH để tự học nhưng không được vì chuyện bản quyền. Sau đó, tôi tự học lập trình trong công việc hằng ngày ở FSOFT. Lương thử việc 500K VND 2 tháng và khi chính thức 900K VND (75% C11, 6 tháng). Rất thấp kể cả tại thời điểm ấy (tôi đi dạy thêm môn tiếng Anh cho trường DHNN HàNội, lớp DH tại chức NN khoa Anh, khóa 2 thì phải. Một buổi 90p được 100K). Nhưng ở FSOFT, tôi vẫn đang chỉ là một học viên. Hôm nay nhìn lại, tôi vẫn nghĩ mình lựa chọn đúng khi ở lại FSOFT lúc đó.
Có 3 điểm gắn với các mốc thời gian làm việc tôi muốn chia sẻ hôm nay với các bạn (thực ra là nhiều chuyện lan man hơn nhưng để lúc khác).
1 Lập trình ASP, COM+ và SQL 7
Tôi vào phòng kinh doanh FWB của FSOFT làm linh tinh sai vặt khi mà còn quá ít khách ngoại quốc lúc đó biết đến Việt Nam làm được phần mềm. Không có việc gì thì viết website, viết Javascript, dạy tiếng Anh và học quản trị mạng Novel Netware, mạng TTVN của công ty. Khi đó FSOFT còn đang bé tý, ở một phòng trên tầng 2, tòa nhà Hoa Thành Phố 23, Láng Hạ, còn tầng 1 là siêu thị. Năm 1999, năm đầu tiên Microsoft giới thiệu IIS5.0 với công nghệ web động ASP và COM+. Vâng công nghệ đó mới lắm; FSOFT có dự án outsource đầu tiên sang Canada, thú thực là viết web động ASP chọc thẳng vào SQL server thôi. Anh Lâm Phương có lần đi ngang qua hỏi tôi: “Chú có biết viết ASP không? Đang cần gấp đây!” Tôi trả lời là không và tiếc ngẩn ngơ vì sự thiếu hiểu biết khi ấy. Từ đó, tôi về lục lọi Internet và mấy quyển sách lơ phơ của thư viện FSOFT lúc bấy giờ, tự học ASP. Đây là việc ngoài giờ nhưng rất nghiêm túc và cần mẫn. Học kiểu trâu bò lắm, không chỉ là Hello World đâu mà thậm chí dịch nguyên cuốn sách mấy chục trang MS Jscript từ tiếng Anh sang tiếng Việt chẳng hạn.
Tôi cho rằng chính việc học tập nghiêm túc đó mà sang năm 2000 tôi đã vượt lên thành Technical Leader của dự án nội bộ FSOFT, làm Timesheet và Project Management (SPACY, tiền thân của FSOFT-Insight bây giờ) và may mắn không bị sa thải khi FSOFT rơi vào khủng hoảng bong bóng dotcom giống như bao công ty khác. Gần trăm người bạn của tôi phải nghỉ việc ở FSOFT lúc đó.
Tôi cũng đã làm đủ việc, nhân viên kinh doanh FWB, cán bộ đào tạo FIST, tổ chức dạy và kiểm tra tiếng Anh cho toàn FPT hay FYT (Trung tâm Tài năng trẻ). Được học khóa UML cấp tốc, đặc biệt một thầy, một trò, để đi Bỉ làm chuyên gia (onsiter) nhưng rồi không được chọn. Suốt một thời gian dài, sáng làm đào tạo nghiệp vụ lập trình ở FIST, chiều viết thiết kế UML cho mấy dự án của FSOFT với các khách hàng Canada và Bắc Mỹ.
Năm 2001, Tôi được tuyển về G1, đi Bỉ và sau đó là UK làm dự án dựa trên công nghệ ASP và COM+, cơ sở dữ liệu SQL của Harvey Nash (Lúc đó cũng rất tự hào cho riêng mình là onsiter đầu tiên của FSOFT đặt chân đến UK). Hệ thống chương trình cũ Fox Pro (Tempaid) và MS Access (PS Financial) của HVN cần thay đổi, web hóa. Với vốn liếng là những gì tôi thành thạo, tôi đề xuất giải pháp web application 3 lớp ASP, COM+ và SQL của Microsoft. Rất hợp thời. Vậy là 2 năm tiếp theo, tôi trực tiếp làm đầy đủ công đoạn từ nghiên cứu yêu cầu người sử dụng (user requirements), kiến trúc hệ thống (Architecture Design) , thiết kế chi tiết(Detail Design), Code, Test, Go Live và Maintenance. Tôi nghĩ mình và 1 team ~10 người của G1 đã góp phần trong thành công về business cho khách hàng. Tự hào hơn, 8 -9 năm qua, hệ thống vẫn đang chạy, nâng cấp, bảo trì thường xuyên và vẫn đang sản sinh tiền cho khách hàng đều đặn (và đương nhiên cả FSOFT nữa). Đó là sản phẩm đầu tay và full cycle của tôi và bao lớp người G1.D2 lúc đó. Kể cả đến giờ mỗi khi nhắc đến những sản phẩm như hệ thống như CMS của HVN, ISIS 2 của Discovery Channel, tôi vẫn rất tự hào. Tôi tham xây dựng từ khi chúng chưa tồn tại, từ khi chúng chỉ là ý tưởng. Tôi tự hào là người viết dòng chữ đầu tiên trong bản SRS (Software Requirement Specifications), là người đầu tiên vẽ những hình ảnh trong tài liệu kiến trúc, cũng như là người viết những dòng code đầu tiên cho của các hệ thống ấy.
Không ngờ sự nghiên cứu sâu, luyện tập thuần thục về cả lý thuyết và thực hành về ASP, COM+ và SQL trong quá khứ đã cho tôi cơ hội vươn lên (tất nhiên cộng với vốn tiếng Anh tương đối tốt). Thời gian làm việc ở Anh 2 năm đã làm thay đổi tòan bộ suy nghĩ của tôi, 1 người mà chỉ 2 năm trước còn đang là một sinh viên đại học. Tôi tự tin hơn và tự hào là một “lập trình viên quốc tế”. Cám ơn FSOFT cho tôi cơ hội đó. Với hệ thống CMS làm bò sữa, G1.D2 nhanh chóng phát triển, luôn là nhóm doanh số cao nhất G1 trong 4 Dx hồi đó với khoảng 330K USD/năm (cả G chỉ 700-900K thôi). Tôi nghiễm nhiên trở thành 1 DL được việc, tạo dựng 1 D2 rất vui vẻ, tự do, thân thiết, work hard, play hard (Intranet site D2 hồi đó thật tuyệt vời). Đến giờ vẫn còn nhiều người D2 tôi vẫn chơi rất thân ngoài công việc.