Thứ Sáu, tháng 7 25, 2008

Quản lý tài năng (Talent Management)...

Mấy ngày rồi không viết thêm bài cho blog cũng thấy nhớ...

Hôm trước được tham dự hiệp hội các giám đốc trung tâm phát triển phần mềm và có trao đổi với nhau về việc "quản lý tài năng" trong công ty. Cũng thấy nhiều điều mới lạ. Đặc biệt, về lý thuyết thì có 4 phương pháp chiến lược để tiếp cận với Talent Management (TM):

01. Global Competitor: Chủ động head hunt với những người thành công tầm cỡ quốc tế.

02. High Involvement: Nâng cao tính chịu trách nhiệm và cam kết

03. Structural: Cấu trúc phân bậc quyền lực

04. Low cost: Tăng động lực làm việc ở các công việc mức thấp, chủ yếu bằng giá trị vật chất (lương, thưởng).

Thực ra, có rất nhiều điểm chưa hiểu rõ, chưa nhận thấy rõ nhưng quan trọng nhất tôi thấy thông điệp ở đây không phải là tập trung đầu tư cho cá nhân tài năng ấy mà xây dựng được môi trường tài năng (Talented environment) để các tài năng có thể tự phát triển, tự định hướng trong đó.
Túm lại, để phát huy tài năng của mỗi một cá nhân, việc quản lý nó không lấy mỗi con người tài năng đó làm đối tượng trung tâm mà lấy mục tiêu tạo dụng collaboration, networking xung quanh mỗi tài năng mới là điểm trọng tâm, dễ dàng tạo ra thành công nhất cho tổ chức và cũng là cho cá nhân đó.

Tây có câu nói rằng: "Bad systems beat good people every time"
(Các hệ thống tồi làm thui chột những tài năng) .

Tôi thấy thật chí lý. Với TM, thì các systems ở đây được xác định và phân loại như sau:

Các hệ thống truyền thống (traditional)

Organizational Structure (Cấu trúc tổ chức)
Culture (Văn hóa)
Performance Management (Quản lý năng lực)
Training (Đào tạo)
Budgeting (Quỹ hoạt động)
...

Các hệ thống mới trong thời đại ngày ngay (NEW)

Collaborative Software (Social networking, Wikis, etc) - Phần mềm cộng tác
Physical layout of office space (không gian vật lý của văn phòng)
Communities of Practice (Cộng đồng chia sẻ)
...

Với tư cách là quản lý, đúng là có những việc hàng ngày vẫn làm nhưng chưa bao giờ "giác ngộ". Đến giờ thì hiểu ra hơn 1 chút nhưng chắc vẫn còn phải suy nghĩ thêm nhiều và làm tốt hơn với những gì trong tầm tay hiện tại.

FSJ Osaka sẽ là điểm khởi đầu từ nay trở đi nhỉ!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét