Chuyện này được ghi lại vào những ngày cuối tháng 7 năm 2009, cách đây hơn 2 năm. Chỉ một số ít lãnh đạo cốt cán của FSOFT bấy giờ mới được nhận và chia sẻ (nổ tung trời chưa, he he he)
Giờ thì cũng đã chia xa công ty, nhân dịp có thông tin về chủ tịch mới và được hân hạnh gặp xin khảo cổ ghi chép hồi đó và lưu lại lên đây.
========
Osaka Jul.2009.
Làm
việc cho FPT Japan một năm ở Nhật.
Vậy là mình sống được hơn 1 năm ở Nhật,
đi nhiều, làm nhiều và học nhiều thứ mới.
Năm 2009, một năm coi là khó khăn, mới
đi qua được một nửa (6 tháng), nhưng mình
thấy có cảm giác bất an so với trước đây khi làm việc tại FSOFT. Có lẽ không phải
vì bản thân mình thay đổi vị trí công việc mà vì tổ chức FSOFT thay đổi, anh sếp
mình tin và đi theo lên làm sếp Tổng toàn FPT, giao lại vị trí TGD FSOFT cho 1
người rất giỏi, rất nhiều chiến công, nhưng chưa có sức thuyết phục nhân tâm và
khả năng suy nghĩ chiến lược sắc bén. Ít nhất cá nhân mình đang cho như vậy.
6 tháng qua, mình cảm nhận không có nhiều
biến chuyển mặc dù tình hình kinh tế thay đổi lớn. Khí thế hừng hực sang Osaka
chiến đấu, “mở mang bờ cõi” cho công ty
ngày đầu khi nào nhiều khi bị sự cô đơn, lạc lõng lấn chiếm hòa với một chút bất
lực trước đổi thay. Cũng may là người biết tự “an ủi”, tự lập trong suy nghĩ
nên cũng không có quá nhiều giây phút ấy. Với lại cũng muốn làm cốc coffee,
không phải thành củ cà rốt hay quả trứng luộc.
Chỗ làm việc mà nói, từ cái phòng 20m2
lụp xụp, không cửa sổ, không phương tiện liên lạc nào khác ngoài một cái điện
thọai và 1 đường internet nay đã thành văn phòng toạ lạc trên tầng 10 cao nhất
của tòa nhà, khang trang hơn, khách hàng ra vào nườm nượp. Thống kê chưa đầy đủ
cho thấy gần 90 lượt KH đến thăm và làm việc ở văn phòng trong vòng vẹn vẹn có
4 – 5 tháng từ tháng hai đến tháng sáu, tức là ngày nào cũng có khách hàng ghé
thăm. Và rất nhiều khách hàng cảm thấy rất thoải mái và dễ chịu khi đến làm việc
ở văn phòng Osaka dù là trực tiếp với người trong văn phòng hay với các thành
viên offshore. Văn phòng Osaka đã tạo được cái gì đó rất bản sắc, cảm giác như
1 cái hub có “lực hút” khách hàng đến, thậm chí có KH chỉ ghé qua chào hỏi,
trao đổi thông tin trên đường họ lên Tokyo họp hay từ Kyoto đến Osaka nên muốn
ghé vào thăm và trao đổi công việc luôn.
Nhìn
lại một số thực tế của năm qua.
Trong năm 2008, tổng doanh số của khách
hàng khu vực Kansai quản lý chỉ có khoảng gần 3.2M USD, năm 2009 mình đặt mục
tiêu 4.7M USD với khả năng cao là sẽ đạt được. Như vậy, doanh số tăng trưởng gần
50% trong khi toàn thị trường Nhật của FJP đóng băng, thậm chí còn có nguy cơ
giảm thiểu so với năm trước. Chắc chắn sẽ có vấn đề gì đó liên quan đến phát
triển “nóng” cục bộ ở đây chăng?
Về thị trường, Osaka là một điểm đặc biệt,
không chỉ đơn thuần vì là địa chỉ mới trong tổ chức của FPT Japan và FSOFT mà
cũng luôn gắn liền với những đặc trưng của bản thân nó. Không thể nói Osaka giống
trụ sở Tokyo được từ lượng – loại – cách thức làm việc của khách hàng. Doanh số
từ mảng việc Embedded của công ty mẹ chỉ khoảng 25%, còn ở riêng Osaka là hơn
60% rồi. Mảng việc biz App thì chỉ còn 1 khách hàng thuộc mảng lưu thông và
direct marketing. Khách hàng này cũng không giống với bất cứ các khách hàng nào
khác, với mối quan hệ nhằng nhịt đan xen. Từ FSOFT, mình cho là cơ hội lớn,
đương nhiên cũng sẽ có rủi ro lớn. Nhưng một điều chắc chắn là học được rất nhiều
từ đây.
Văn phòng từ chỗ 1 người lên đến thành
11 người, hoạt động tương đối độc lập, mở rộng được cơ sở khách hàng đến hơn 25
contacts và đang tích cực đào sâu với từng account này để tìm kiếm cơ hội. Chỉ
với việc phát triển thế này, FSOFT mới có thể nhìn thấy tương lai công việc ở
đây được.
Thực tế bắt tay vào xây dựng văn phòng và
tận mắt chứng kiến, cảm nhận về business ở đây, mình tin tưởng rằng Osaka chính
là địa chỉ tốt để FSOFT tiếp tục đầu tư và phát triển. FSOFT chọn đúng chỗ.
Nhiều cơ hội lớn, nhiều hướng triển
khai công việc, nếu có nhiều người khá, người mà cụ cố vấn Ogawa-san gọi là
nhân tài tham gia ngay từ đầu, ở mặt trận tiền tuyến này, chắc chắn sẽ có nhiều
việc. Vâng, lại một chữ NẾU to
đoành.
Cảm
xúc cá nhân, khi là một phó giám đốc FJP.
Vui buồn lẫn lộn. Mấy anh chị em văn
phòng ngày đêm miệt mài cặm cụi để kiếm việc về. Về thời gian làm việc, ở Nhật
khổ hơn nhiều với khi ở Việt Nam. Trung bình, một ngày không phải là 8 giờ đồng
hồ tròn chĩnh mà phải là 14 – 16 tiếng với áp lực cao, liên tục. Tuy nhiên,
ngày nghỉ thì cũng nhiều, có khi phải gấp 1.5 đến 2 lần ở Việt Nam vì đại khái
mỗi tháng đều có 1 ngày nghỉ kiểu lãng xẹt như ngày của biển, ngày của con,
ngày của vua, ngày của người già, ngày thể thao, etc.
Tình hình khó khăn, giảm người, giảm
chi phí và tăng lượng công việc là thường tình của bất cứ công ty nào. Tuy
nhiên, việc quan trọng nhất là kiếm việc và thực hiện công việc cho tốt thì
chưa được thấy ưu tiên lên hàng đầu mà cái cớ “khủng hoảng” giúp FSOFT sinh ra
quá nhiều thủ tục báo cáo nội bộ và hàng loạt các ban ngành chức năng (mà cũng
không hiểu có hoạt động gì không?). Mình từng ngồi tính sơ sơ rằng 1 năm làm việc,
quản lý team 10 người ở Osaka đây, mình cần có trách nhiệm tạo đến 212 cái báo
cáo nội bộ từ văn phòng gửi đi theo kiểu định kỳ, chưa kể các loại ad-hoc, sự cố
và các request bất chợt từ các bên liên quan. Thảo nào, năng lực làm báo cáo giờ
tốt lên hẳn.
Ra đời trong lúc rối ren, xuống dốc của
nền kinh tế (nhưng cũng là cơ hội), ai cũng bảo mình vận “đen”. Khách hàng thì
nói, mày đang ở VN ngon thế sang đây vào lúc này thì mệt quá rồi. Anh em thì
nói Nghĩa toàn chỗ khó thì chui vào, đến lúc ổn rồi chắc lại bị cắm đầu vào chỗ
khó nào khác thôi. Đúng kiểu phận mình, sống là phải chiến đấu.
Mình được học, được giao thiệp với nền
văn hóa và các vị khách hàng đáng kính cả về suy nghĩ và kinh nghiệm. Sướng cái
bản thân mình rồi. Nhưng tối tối nói chuyện skype với vợ và 2 đứa con thì lại
thấy mình có lỗi lớn với gia đình. Tới đây, giả sử có rủ sang hết bên này thì
làm được gì đây, ngày nào cũng đầu tắt mặt tối như thế này nữa à.
Khi đồng ý sang, anh sếp có dặn cần chọn
những người giỏi nhất cùng làm. Nhưng người giỏi nhất thì hiếm như lá mùa thu,
đặc biệt có mấy ai muốn sang đâu, với lại chế độ đãi ngộ như hiện tại thì chắc
cũng khó tuyển được ai giỏi và tâm huyết lâu dài được.
Thế thì sao? Với tư cách lead văn
phòng, lại nai lưng ra gánh gồng từ cái việc nhỏ nhặt như mua thùng rác cho đến
vision định hướng khách hàng, chiến lược lẫn chiến thuật cho từng khách hàng một.
Tạm coi có 2 chiến hữu đầu 3x thì một ông tiến sỹ học IT tại Nhật 10 năm có lẻ,
nhưng cách nghĩ cách làm đều có vấn đề, giới hạn ở mức tiềm năng, chẳng khác
người mới ra trường 1 -2 năm làm việc là mấy. Một ông học kỹ sư IT tại Việt
Nam, làm việc 8 – 9 năm trời ở FSOFT,
operation và kỹ thuật thì rất tốt nhưng sales là việc tập sự. Ngoài chuyện
tiếng Nhật hạn chế lại có cái chưa tế nhị trong giao tiếp, cứ ngang bằng sổ thẳng
“toẹt” mà nói, nhiều khi cũng thấy mếch lòng người khác, chưa kể cũng chưa hiểu
hết cách nghĩ và giao tiếp của người Nhật.
Muốn chia sẻ suy nghĩ thì thấy quá khó.
Tất cả đều đang tất tưởi, chạy qua, chạy lại mà hầu như chẳng có thời gian để
mà suy nghĩ, cũng như nếu có 1 chút nghỉ ngơi rảnh rang thì cũng chẳng ai còn
muốn suy nghĩ nữa. Thế là không chia sẻ đi đâu được nữa, có cố gắng thì cũng lại
thành kiểu cái loa phường, monotone, mình nghĩ, mình nói, xung quanh ậm ừ, à
vâng hay nhận làm thôi chứ có ý kiến, suy nghĩ sâu xa gì hơn về sales đâu.
Làm sếp một phương trời như vậy có sướng
không? Từ sáng đến tối mịt, lúc nào cũng quay cuồng công việc, đi làm cũng phải
đúng giờ nhất, về cũng thường là muộn nhất (vì nhà gần ngay sát công ty). Nhân
viên gì mà cái nào cũng phải dắt tay, hướng dẫn từng ly từng tý, hở ra cái là
ngừng chạy, nghỉ 1 cái là xả hơi. Dạy dỗ tức là “dạy” đi kèm với “dỗ”. Ngày 16
tiếng thì cũng được “đóng” mấy vai diễn, lúc thì là thầy giáo, lúc là gia sư,
lúc thì là bạn tâm sự, có lúc thì là hề mua vui, rồi trọng tài. Lúc phải quát nạt, lúc phải dỗ
dành. Làm xong cái văn phòng Osaka này, chắc các đạo diễn Hollywood tìm đến gõ
cửa mời đóng phim soap series chứ chẳng chơi. Ai biết được có ăn khách như “Sex
and the City” nữa ấy chứ?
Công ty tuyên bố chuyển plan A → B→ C,
cắt giảm, thuyên chuyển bớt nhân sự ở nước ngoài về nước, đồng thời với việc cắt
giảm 10% lương các sếp level 6 – 7 để bù đắp chi phí. Đồng lương đã còm cõi lại
thêm một cái xoẹt nữa dù rằng mình mới L 5.2. Toàn bộ level 5 thì không được vì
khi survey không phải ai cũng đồng ý. Buồn cười nhất là các cụ nhà mình cũng đột
nhiên bị giảm “lương” theo vì các cụ cũng lĩnh lương tháng, ăn theo % lương con
giai. Chuyện 10 năm đi làm mới có 1 lần mà. Nhưng thôi, mình tự nguyện thì
không nhắc làm gì nữa, ghi vào kiểu kể lể cho có công trạng thôi.
Đến giờ, có thể nói là kiêm nhiệm 2 chức
danh, à quên 3 chức danh chứ. Trưởng văn phòng Osaka, kiêm phó giám đốc FJP và
thành viên hội đồng quản trị FJP. Cái 1 thì hiển nhiên rồi, vùng quê này, nhiều
khó khăn mù mờ này, có ai đến làm trưởng đâu mà chẳng được giúi vào tay. Ở vị
trí Phó Giám Đốc thì muốn giúp nhiều cho toàn FJP đấy nhưng cũng lực bất tòng
tâm, tạm thời vận hành kiểu back-up mode và thỉnh thoảng trao đổi dạy dỗ, chia
sẻ kinh nghiệm linh tinh cho các key salesmen mà thôi. Hơn nữa, có vẻ cũng đang
theo dạng hữu danh hơn. Chẳng nhẽ có một cái công ty to đến cả gần 100 người ở nước ngoài mà chỉ có 1 ông giám đốc. Công ty
3 người còn có bộ máy đầy đủ, 1 giám đốc, 1 phó giám đốc và 1 nhân viên nữa là.
Còn cái chức danh cuối cùng mới là hay,
thành viên hội đồng quản trị FJP. Đây là lần thứ 2 mình có cái chân trong câu lạc
bộ kiểu này (từ tháng 9 năm ngoái). Cách đây 3 năm khi lập ra 1 cái công ty cổ
phần con con kinh doanh đủ thứ, gồm toàn ipod và sản phẩm của Apple thì cũng tự
phong chức chủ tịch HDQT rồi. Giờ lại có 1 chân ở FPT Japan. Cũng có ý kiến sẽ
họp đều đặn hàng quý, có một số đầu việc nhưng kết cục đến giờ cũng chưa làm gì
đâu, chưa họp gì cho tử tế được đến 1 lần. Mình cũng chẳng có cái việc gì ở đấy
cả, mặc dù cá nhân cũng sốt sắng request lên xuống, 6 điều, 7 hành động cho hội.
Túm lại, cũng chỉ là “hữu danh, khất thực”. Mà “khất thực” bởi gia nhập cái câu
lạc bộ này, hàng tháng phải đóng 1.65 man Yên (~ 180 USD/tháng với tỷ giá hiện
tại), tương đương với 25% tiền thuê căn hộ tý xíu đang ở. Nếu mà ở ra cái nhà
to hơn, chỉ cần bằng ½ diện tích đang ở tại Việt Nam thôi, chắc hội phí cũng
lên đến 200 – 300 USD/tháng chứ chẳng chơi. Một năm, mất toi trong lương khoản
phí sinh hoạt câu lạc bộ này cũng tầm hơn 2000 USD rồi, tính khéo ra cũng được
từ 3 – 5 căn nhà tình nghĩa. Đóng tiền hội viên vậy, nhưng sướng cái là không
phải làm gì cả, cũng chẳng phải nghĩ gì cả. Với lại, tay làm hàm nhai thì có thời
gian đâu mà nghĩ với ngợi.
Tóm lại, vật chất mà nói, với các kiểu
chi phí ghánh gồng, cộng toàn bộ lương thưởng FSOFT 1 năm qua vào, cũng chỉ vừa
đủ chi cho cuộc sống ở đây và 2 chuyến sang chơi Nhật thăm quan chỗ làm của con
giai (chồng, cha) cho ông bà nội và vợ con. Làm gì có gì mà tích lũy. Trước
đây, còn có tiếng trong nhà là hơi hâm. Việc 5000 USD/tháng ở Việt Nam thì
không làm, sang Nhật làm với việc 3000 USD/tháng. Mà ai cũng biết sống với 1000
USD ở VN thì cũng tương đương với có 3000 USD sống ở Nhật rồi. Hiện tại, nếu có
nhân 2x mức lương hiện tại lên cũng chưa bằng một nửa con số 120Man Yen/tháng mà có cụ KH muốn mời về làm. Mà ở FSOFT tự
dưng lương cao như vậy là điều không thể. Hơn nữa, nếu cứ kiểu mù mờ thế này,
có nhân 2 lần lên nữa, liệu công việc vất vả và độc hại thế này thì làm được mấy
năm đây, 1 năm, 2 năm , 5 năm hay 10 năm nữa chăng?
Tại
sao còn làm ở đây?
Có cơ hội học hỏi nhiều, va vấp nhiều.
10 năm rồi làm ở đây, không tiếp tục làm thì bỏ dở giữa chừng à? 10 năm qua là
những năm đầu khởi nghiệp, tay trắng thì như vậy, giờ đủ sống, có kiến thức rồi,
vẫn muốn tiếp tục đóng góp sức lực, trí tuệ và kinh nghiệm mình có được nên sẽ
vẫn làm tiếp. FSOFT đã thành công trong 10 năm qua, mang lại thành công chừng
nào đó cho 1 lớp người. Hy vọng trong 10 năm tới, cũng sẽ có được thành công
như vậy cho bản thân và những lập trình viên trẻ tuổi khác nữa.
Thế
sao còn viết với tâm trạng bất mãn thế này?
Thì tâm trạng ra sao viết
ra như vậy. Viết cũng là 1 cách xả stress hữu hiệu mình khám phá ra lâu lâu rồi.
Nhưng ngồi điểm mặt lý do phải viết ra đây có thể được một list như sau:
+ Trùng hợp với kỷ niệm
tròn 10 năm đi làm ở FSOFT.
+ Trọn vẹn nhận lương 1
năm đi làm ở Nhật, cũng là cho FSOFT.
+ Sắp kick-off được một dự
án lớn theo đuổi mấy năm rồi. Trị giá cả triệu đô. Ở thị trường Nhật thì có lẽ
trước nay FSOFT chưa từng có.
+ Sắp phải quyết định
chuyện vợ con và cuộc sống lâu dài ở Nhật để chiến đấu và trải nghiệm tiếp hay
đủ rồi về vườn sống thảnh thơi ở Việt Nam.
+ Sắp về Việt Nam họp
sum-up toàn các managers của FSOFT, anh sếp kêu gọi ai đó viết gì, góp ý gì đấy
trên chợ dưa nhưng mình chẳng vào được.
+
Nhưng mà trên hết, cảm giác thấy mất dần lòng tin vào FSOFT, vào đội ngũ FSOFT
và tương lai của FSOFT (cái này nặng à nha).
Lý do cuối cùng trên có lẽ
khiến mình suy nghĩ nhiều nhất và lý do thôi thúc viết bài giải tỏa stress này.
Nó chỉ bùng phát thực sự khi đọc báo cáo nhân sự FSOFT. Có đến 311 người nghỉ
việc, quá nửa thì “cho
thôi vì không đáp ứng nhu cầu CV”, “cho thôi vì hết hạn hợp đồng” hay “cho thôi
vì không có nhu cầu sử dụng”. Nửa
còn lại chủ yếu là “xin thôi vì không hài lòng về thu nhập/chế độ/chính sách”.
Mình tin cái gì cũng có
lý do của nó. Khi bắt đầu vào một năm mới khó khăn 2009, mình từng gửi email
cho các sếp nói lên sự cảm phục cái gọi là tuyên bố “Không sa thải người vì lý
do tài chính” của FSOFT và cũng muốn đóng góp sức lực mình vào cái tuyên bố
dũng cảm đó. Thế nhưng, câu chữ mà nói thì đúng là hơn 300 trường hợp trên làm
gì có từ “sa thải” nào đâu, thậm chí vặn vẹo ra thì “sa thải” có ý nghĩa khác lắm.
Cứ thế bê vào, thì hiển nhiên, FSOFT
chưa hề sa thải nhân viên trong năm nay chẳng cần nói đến chuyện vì lý do tài
chính hay không gì cả.
Nhưng những con số trên,
cách làm trên, là một sự thật biết nói và khá shock với cái đầu nóng như mình.
Nửa năm với hơn 300 người (chiếm 14.75% tổng số) như vậy tương đương với 3 OG cỡ
trung bình khá (trong khi 10 năm trời mới dựng được 17 OG, kể cả SU là 19). Hình
ảnh hơn nữa thì tương đương với đóng cửa toàn bộ chi nhánh Đà Nẵng. FSOFT đang
đánh mất đi năng lực cốt lõi của mình. Nói cách khác, sao không dũng cảm thừa
nhận khó khăn và đừng “mị dân” nữa đi? Nếu ai đó vẫn hay tự hào với mỗi thời
gian ở FSOFT thì làm 1 phép cộng trong danh sách kia số tháng kinh nghiệm FSOFT
mất đi trong list hơn 300 con người kia là 8043
tháng, hay là hơn 670 năm chinh
chiến công việc. Nếu nghìn năm thành chính quả thì đó là hơn nửa đường rồi đấy.
Đến cuối năm, nếu vẫn vậy, vẫn không một đổi thay gì thì FSOFT sẽ có mức kỷ lục
~ 30% turn over rate, khác nào xóa sổ luôn 2 chi nhánh Đà Nẵng và Hồ Chí Minh,
chơ vơ lại mỗi Hà Nội thôi. (Tất nhiên cũng là nói quá lên vì dù khủng hoảng
thì cũng vẫn có tuyển mới thay thế người tốt vào tổ chức nữa mà).
Liệu các managers FSOFT
đã thực sự cố gắng hết sức kiếm việc, tạo việc và nuôi quân chưa? Hay cứ bớt
người là giải pháp dễ nhất. Mà cũng không phải xấu xa gì khi chưa lớn được thì
phải giảm người, cải tạo lại hệ thống. Nhưng hãy dũng cảm làm việc đó công khai
và công bằng nhất có thể. Có phải lúc để nói bập bập lại tuyên bố hùng hồn hồi
đầu năm chưa?
Cái đáng sợ hơn là
managers FSOFT thì khá đấy, giỏi đấy nhưng bắt đầu rệu rã vì có tiền, có cách mạng
cổ cánh mà. Động lực kiếm tiền, kiếm việc cũng vừa vừa, phải phải thôi, vì
lương tuy cũng có thể là nguồn thu nhập đáng kể nhưng có vốn giắt lưng rồi,ô
tô, nhà lầu việc làm ổn định và vui sống tròn trịa là được. Các cuộc họp dần dần
đi vào trường phái kết thúc êm dịu, ít ý kiến, ít tranh luận, ít hành động hướng
tới mở rộng business và con người mà chủ yếu là 1 vài con số thống kê vô nghĩa,
chẳng bao giờ được rõ ràng thể hiện ý gì mà toàn để người xem tự suy luận kiểu
“vô vi”. Thời gian phải chạy thật nhanh để còn đến tối có được 1, 2 cuộc vui
bên bàn nhậu. Làm sao có động lực lao động thực sự bây giờ?
Khoảng cách vật chất giữa
nhân viên – sếp thì ngày càng xa vời, làm sao nhân viên trèo lên trên managers
được nữa. Manager mỗi ngày chỉ vài ba cái email, vài ba cái gật, lắc là xong việc
và cắp đít về, còn lại thì L2, L3 và thi thoảng L4 ở lại cày, cày và cày.
Ở Nhật 1 năm, nhưng mình
đồ chắc lương các L< 4 ở quê hương cũng chưa thay đổi nhiều nhỉ. Đầu vào kỹ
sư ra trường 3 – 4M/tháng. Thôi, cố bấm bụng mà làm, mà học để lấy kinh nghiệm.
Vài năm sau thành L3, L4 cũng có giỏi lắm thì gấp 2 lần khi ra trường với, mức
6 – 7M/tháng. Đất nước phát triển nhanh vậy, cố gắng tằn tiện thì cũng sống được,
nhưng để trở thành giỏi và không nhìn ngang ngửa ra những chỗ khác nữa thì khó
quá, phải nỗ lực kinh người mới thoát khỏi cám dỗ không ra khỏi FSOFT. Mắc vào
chuyện gia đình, vợ con là nặng nề rồi. Làm sao giữ được hình ảnh anh học sinh ở
quê lên thành phố làm việc kiếm tiền được nữa. À quên, cũng có thêm tý cổ cánh
giắt lưng nữa. Nhưng làm sao mà đọ lại được với hội ngày xưa.
Kết quả là 10 năm sau,
FSOFT đông quân hơn 20 lần nhưng năng lực từng cá nhân vẫn vậy. Các trụ cột L3,
L4 vẫn còm cõi dạy đi dạy lại nhưng bài cũ, những skill cũ vì làm gì có ai tích
cóp được kinh nghiệm để nổi lên, vượt qua những cám dỗ được đâu. Các trụ cột
khác thì láng cháng 1 chút có sao, đầu không tới mà đuôi cũng chẳng phải cơ mà.
Mình đồ rằng, mỗi lần có
tạm ứng tiền cổ tức là các managers sướng lắm. Tự nhiên nhận được nhiều tiền
mà. Mình cũng có diễm phúc được ké trong đó một chút. Chả gì thì cũng là thành
quả 10 năm lao động. Tự dưng cũng có cái cảm giác tưng tửng với lương nhận hàng
tháng.
Lý thuyết kinh tế kinh điển
“small is beautiful” học từ hồi đại học của Schumacher khi nghiên cứu kinh tế
Nhật xem ra cũng đúng cả với góc độ tổ chức công việc.
Nếu là TGD, mình sẽ làm gì?
Thực ra tâm sự nhiều quá
mà chỉ kêu ca không có action gì thì không được. Giả sử như từ giờ muốn làm thì
sẽ làm thế nào?
1)
Trước hết phải thấy sự báo động về sụt giảm
nhân sự và công khai khó khăn với toàn bộ FSOFTers để cùng nhau hiểu vấn đề. Mấy
cái chuyện “không sa thải vì lý do tài
chính” thì nên bập bập, nói lại cho đúng.
2)
Cùng với thôi việc thì nâng cao thu nhập đầu
vào một chút, nâng cao nữa thu nhập cho đội ngũ L3, tạo khoảng cách thực sự cho
đội ngũ key ở mức level này. Mà key ở đây không chỉ mấy ông L5 trở lên mà ngay
cả L3 , L4 cũng có thể thành key.
3)
Xây dựng nhóm khách hàng chiến lược cho từng
thị trường, mỗi một thị trường pick-up khoảng 1 ~ 3 khách hàng và đưa vào quản
lý chặt để phát triển lên. Cảm giác TGD và HO nên nghĩ đẩy quan hệ mức Group
Company hơn là đánh vài khách hàng lẻ tẻ vì hầu hết các OB & managers đã
giúp được rồi. Dùng bộ máy CCM để “in” dấu ấn cho toàn bộ nhân viên một số tên
khách hàng chiến lược đó, và cùng tìm cách đánh mạnh. Chỉ các tập đoàn lớn mới
cần “cut cost”, giảm giá, cho nghỉ haken, thay bằng offshore, tức là có cơ hội
cho mình. Các công ty KH con thì vẫn vậy,
luôn luôn co kéo để có việc cho toàn bộ nhân viên mình đã. Mà nhóm khách hàng
chiến lược thì có nghĩa là đào sâu. Đào sâu theo kiểu đào hào, thì đâu chỉ cần
lưỡi cuốc sắc (sales) mà còn cần cả cán cuốc dẻo dai, rồi người dọn đất đào ra
sạch sẽ, mà còn tiến sâu vào đào tiếp được chứ. Người SE có kinh nghiệm PM phải
sang Nhật theo gót sales mới đúng.
4)
Đầu tư phát triển sản phẩm. Thấy trong FSOFT,
nhà nhà đều hô to lên như vậy. Có sức thì không cản, nhưng khó đấy. Đã làm thì
đây chỉ khuyên là làm theo kiểu solution services luôn (SAAS, Cloud Computing
hướng vào enterprise, hay open App Market, etc) gì đó chứ đừng theo kiểu software
package cổ điển. Sớm muộn gì rồi cũng hết thời. Mà cùng lúc phải làm một vài
cái giải pháp, một vài hướng. Cái nào thành công thì gắn nó với tên tuổi công
ty vào đấy, PR mạnh lên giời. FPT Software có khá nhiều sản phẩm từ xưa như
SmartBank, SIBA, Docfile, etc, nhưng nói đến FPTSoftware, mấy ai biết đến các sản
phẩm đó đâu, thậm chí cả một số managers của bản thân công ty cũng chẳng có biết
tý gì ấy chứ. Lúc đói, dựa vào nhau mà sống. Dựa vào FTEL mà lấy hạ tầng làm
PAAS rồi đắp SAAS lên đó. Ít ra sau này còn có reference để đi làm migration xứ
người. Mình học Amazon SAAS chán chê, giúp mấy ông KH Nhật làm được vài bài
slide trình chiếu nên ông ấy xin cho vào hội nhà giàu, chuyên tiêu tiền IT. Mà
năm đầu chẳng mất hội phí gì cả. Sướng. Nhưng rồi tịt vì toàn thấy việc anh A,
anh G làm, đâu phải vỗ ngực tao số 1 Việt Nam, tao cũng làm như A, như G nhưng ở
Việt Nam. Chậm tiến hẳn.
5)
Quản lý pool resource trong lúc ít việc phải
là người PM tốt, có tư duy sales và sáng tạo. Có thế mới nghĩ và tạo ra công việc
cho pool vận hành được. Học lý thuyết mãi sẽ chán, cần thực hành. Từ những việc
nhỏ như làm thử application bán lên chợ App Store của iPhone hay Google Android
đến những việc lớn như trở thành users của các hệ thống thương mại điện tử hàng
đầu thế giới. Tập trung nghiên cứu công nghệ, mạnh dạn “xui” khách hàng chuyển
đổi, làm mới, hay đơn giản là chỉnh sửa. Công việc đó vẫn hay được gọi với cái
tên mĩ miều là Consulting Services (IT Solution).
6)
Ngồi ở Kanku thì lại nghĩ tiếp, viết tiếp. Viết
cho sướng tay. Kể ra sống ở Nhật cũng làm người ta văn minh lên. Sau một năm
làm ở Nhật thì hình như mặt mũi được đảm bảo hơn, xin được cái JCB credit card
để tiêu tiền tín dụng Nhật. Ngẫm lại, cả xã hội Nhật ngó đâu cũng thẻ cũng tích
điểm, cũng poanh-tộ. Mà toàn tầm 1 Yên – 1 point mà thôi. Đi hàng không cũng được
cái JAL Mileage bank. Có bác khách hàng cứ 5 lần gặp thì có 1 lần hỏi, ở Việt
Nam, nếu là người FSOFT /FPT thì cũng đã là “thương hiệu” tốt cho cá nhân rồi
nhỉ? Giống NTT ở Nhật đúng không? Thì cũng ậm ừ cho xong chứ cái này cũng tùy từng
người, mà không rõ lắm. Trong bụng thì nghĩ có vẻ niềm tự hào là người FSOFT,
FPT đang dần mất dần đi. Nếu chỉ để trả lời cho cá nhân, mình không quá tự hào
nhưng thực sự vẫn còn gắn bó, yêu yêu FSOFT một chút. Đi đâu cũng dán tem FSOFT
quanh người, quanh đồ vật. Sang Nhật, thậm chí nhân dịp 10 năm , nhờ VN thửa
riêng một bộ riêng, nhét vào ví, đi gặp cụ KH nào thích VN, thích FSOFT thì đè
điện thoại các cụ ra, bắt dán vào. Anh Bình nói nhiều đến chiến lược công dân
điện tử, FPTers chắc được hưởng sái đầu tiên. Không hiểu tình hình thế nào,
nhưng đến giờ có nhiều nhiều dịch vụ của FPT mà họ có được hưởng gì đâu. Chợt
nghĩ, lúc khó khăn này mà cho mỗi ông FSOFTers cái thẻ tiêu tiền tín dụng
(debit cũng được) của Tiên Phong, tương thích với VISA, Master, etc rồi tích điểm
vào đó cho họ, sau này được giảm giá dịch vụ hay quy ra tiền cuối năm. May ra
thế thì bà con còn thấy tự hào thêm 1 chút. Mà tự hào, tự tôn của mỗi cá nhân
chính là vốn con người (Human Capital) để mà mỗi người đó sống và làm việc. Nếu
gộp lại thì có thể đó là biểu hiện giá trị vô hình của 1 công ty, chứ không phải
một khái niệm HC sách vở nào to tát cả.
7)
Cả công ty có cái website để PR thì chết lên
chết xuống, 6 tháng trời rồi vẫn thế, chẳng có nổi một cái gì để thay đổi cả.
Trách nhiệm của ai ai ấy, nên vẫn vậy. Người nhàn rỗi thì nhiều nhưng để làm được
1 cái site cho ra hồn của công ty thì không có. Thiếu “nhân tài”, thiếu người dẫn
dắt và chịu trách nhiệm công việc nên nó vậy. Cái site FSOFT này mà giao cho
công ty thằng em mình làm, chắc chỉ 2 tuần là có cái mới ngon lành, hàng ngày
update đều đặn. Các cụ muốn sửa gì thì chỉ vài tiếng sau là có online ngay. Có
lẽ vì công ty có nhiều người nói giỏi hơn là làm thực tế rồi nên vậy đấy. Chưa
kể cái bản tin tiếng Nhật bi-monthly tậm tà tậm tịt, lúc có lúc không rồi mà
cũng vẫn không giải quyết được. Thế mà rồi xem, đến khi báo cáo tổng kết thì tốt
đẹp hết cho mà xem. Nếu không thì cũng là khó khăn tại giời, đất và người, đâu
phải chúng em.
Nối dòng tâm sự:
Tạm thời chỉ ghi mấy
actions vậy thôi. Viết nhiều thành lan man, viết dai và dại. Lan man thì chỉ
dùng cho thể loại tâm sự là phù hợp nhất. Về đến Việt Nam rồi, bận túi bụi, bây
giờ mới ngồi viết tiếp được. Hà Nội không nóng như mọi người vẫn bảo trước khi
về vì có mấy cơn bão. Hóa ra đến bão cũng có điểm tốt nhỉ …
Nhớ lại trước đây 3 năm
khi còn đang là GL, mình có tâm sự với anh sếp tổng là sau này, thêm 2 năm nữa,
anh cho em đi theo anh Râu, CFO của FSOFT khi đó, để làm việc liên quan đến tài
chính, em muốn học môn này. Mình đúng là người yêu thích thay đổi. Giờ thì làm
Sales chuyên nghiệp nhưng cũng phải thừa nhận đây là 1 thay đổi hay. Cơ bản là
chưa có kiến thức tài chính mấy với cả anh CFO thì “về hưu” rồi nên có đi theo
được nữa đâu. Phải thừa nhận, nếu có kiến thức tài chính, các quyết định công
việc có vẻ dễ dàng hơn nhiều. Tiếc là chưa có điều kiện để trau dồi thêm về mảng
này. Nói về tầm phát triển của một công ty, nhất thiết phải nhìn vào góc độ lợi
nhuận của công ty đó và tốc độ tăng trưởng. Lợi nhuận sẽ được tính % trên số vốn,
không phải chỉ đơn thuần % trên doanh số. Một công ty khách hàng, vốn chỉ gấp 4
lần FSOFT, nhưng doanh số gấp 81 lần doanh số FSOFT, trong đó 72% là doanh số từ
dịch vụ. Nói vậy có nghĩ là size công ty tăng không nhất thiết đồng nhất với
nhu cầu tăng vốn của công ty.
===========