Thứ Hai, tháng 6 29, 2009

Okinawa- chuyện bây giờ mới kể.

Tôi đến với Okinawa của Nhật vào trong một chuyến di hiếm hoi vào thứ 6, thứ 7 (ngày 19-20.June.2009) cùng với 5 người khách hàng nữa theo lời mời cuả văn phòng phát triển tỉnh Okinawa và trung tâm quyền lực thành phố Nago, thành phố lớn nhất Okinawa (trước đây tôi cứ tưởng thủ phủ Naha của Okinawa mới là thành phố lớn nhất).

Không mang máy ảnh chuyên dụng đi như mọi khi nên báo ảnh lần này tôi dùng hoàn toàn bằng chiếc máy điện thoại di động SH906iTV mà thôi.

Okinawa như từ điển của Nhật giải thích là " chiếc dây của biển mở" (rope in the open sea). Có lẽ bởi vì thực chất Okinawa là một tập hợp 57 đảo lớn nhỏ (41 đảo có người sinh sống và 16 đảo hoang) nối dài từ đảo chính Japan đến Đài Loan. Okinawa là địa phận duy nhất thuộc Nhật Bản có khí hậu cận nhiện đới nên đã trở thành 1 điểm đến du lịch nghỉ hè của người Nhật, như 1 Hawai thứ 2 vậy. Tuy nhiên, chưa có nhiều khách nước ngoài đến đây, ngoài quân đội Mỹ và gia đình của họ.

Chuyến đi là một chuỗi những ngạc nhiên đầy thú vị. Đặt chân đến sân bay Okinawa, là một không khí nhộn nhịp của một hòn đảo du lịch với nhiều màu sắc sặc sỡ của những chiếc áo sơ mi đặc trưng Okinawa. 11.00 , chúng tôi đến sân bay Naha, Okinawa. Đánh xe ra đón đoàn tại sân bay là Miss Okinawa (thực ra đón đoàn bên cạnh :D) và 2 thành viên của văn phòng phát triển Nago city.

Sau đó chúng tôi được đưa đến văn phòng tỉnh trưởng nằm tại thủ phủ thành phố Naha sầm uất, thủ phủ của Okinawa. Đón chúng tôi là bà phó tỉnh trưởng tại một cơ ngơi bề thế của văn phòng tỉnh, một tòa nhà to lớn và hiện đại giống như một tòa cao ốc của một công ty đa quốc gia hàng đầu thế giới phải mơ ước. Bà tỉnh trưởng đón tiếp chúng tôi nhẹ nhàng trong 30 phút và mong muốn nhiều công ty IT đến tham gia xây dựng tỉnh.

Sau 30p chào hỏi, nói chuyện, chúng tôi được NDA (Nago Development Authority) đưa đi ăn trưa tại một quán ăn tương đối sang trọng. Điểm đặc biệt là tất cả giấy bao đựng đũa được sử dụng lại để gấp thành những con thiên nga tuyệt đẹp trang trí lối vào của nhà hàng:


Sau bữa trưa, chúng tôi lại rong ruổi hơn 1 tiếng đồng hồ di chuyển đến các trung tâm IT (IT park) của thành phố Nago. Chặng đường rong ruổi là những đại lộ, đường cao tốc vắng vẻ, di từ đảo này sang đảo khác qua rất rất nhiều cây cầu lớn nhỏ nối chúng lại với nhau.

Trời hơi mưa lất phất cho đến khi chúng tôi đến được mirai kan, là các khu văn phòng cho các công ty IT đến thuê và lập trụ sở. Đến giờ đã có 3 Mirai Kan rồi. Giá thì tuyệt với, rẻ chỉ bằng 50 - 70% thuê văn phòng tương tự ở Việt Nam và bằng 20 - 25% của văn phòng ở Osaka và Tokyo.

Bên trong:

Bên ngoài:

và nhìn ra biển (thật là một trụ sở làm việc lý tưởng):

Sau khi làm việc với ban quản lý khu công nghiệp IT Nago, chúng tôi quay lại văn phòng thị trưởng thành phố Nago. Lúc này cũng đã khoảng gần 5.30. Tòa nhà thị chính thành phố Nago cũng rất đặc biệt, nghe nói được chọn từ một nhà thiết kế nổi tiếng, đặc biệt rất mát, ko hề cần dùng đến điều hòa trong mùa hè nóng nực ở Okinawa.

Tiếp chúng tôi là vị thị trưởng, người đậm đà, giống kiểu anh Hai Lúa. Ăn nói, cách cư chỉ cũng rất chất phác. Nói chuyện một lúc, ông lôi makegai (là một loại sò xanh ở biển Okinawa) để ăn sống và bia nhãn hiệu truyền thống Orion của Okinawa. Đặc biệt, hứng lên, ông còn bảo nhân viên lôi cả Awamori, một loại rượu nấu từ gạo, nặng 430C như rượu lúa mới Việt Nam. Đang trong giờ làm việc, ngay tại văn phòng thị trưởng, chúng tôi cảm nhận được sự chân quê của ông. Jie Chang, cậu CEO người Trung Quốc, ở Nhật hơn 19 năm, từ khi 18 tuổi đã sung sướng hết sức, "bốc" lên cùng với ngài thị trưởng. Phải nói quan hệ chính quyền, chính trị, etc, dân Tàu bao giờ cũng quá sành sỏi và ngọt ngẽ.

Ngài thị trường và Chang:

Con sò makegai cực ngon, ngọt và thơm khi ăn sống, chỉ cần cầm cái vuốt gai của nói rút ra, ăn thịt, bỏ vuốt là xong:

Được hơn 1 tiếng chuyện trò rôm rả, chúng tôi xin phép ra về và đi ăn tối. Vị thị trưởng hẹn sẽ ra gặp sau khi giải quyết xong một số công chuyện.

Bữa tối là món thịt lợn nướng, rất đặc trưng cho Okinawa (ở Nhật rất ít ăn thịt lợn, khác với Việt Nam)

Cho đến giờ, ai trong đoàn dù người Nhật, Việt, Hong Kong hay Tàu đều cho rằng, Okinawa như là một đất nước khác hẳn không hề giống Nhật một chút nào.

Sau đó, ngài thị trưởng đến vào gọi đi tăng hai, karaoke ở 1 nhà hàng đặt riêng, cũng rất ấm cúng, như kiểu gia đình chỉ với 2 bà chủ quán vui tính, chiều khách. Chúng tôi hát say sưa đến đêm mới tan:

Ngài thị trưởng và các trưởng ban cũng hát nhiều, về Okinawa, về tình yêu của họ với Okinawa mà họ gọi thân mật và trìu mến với cái tên Uchi-na (uchi: nghe như là ngôi nhà). Thật thân thương. Vị thị trưởng còn đích thân tặng mỗi người chúng tôi 1 chai Awamori to đùng 2 lít. Khổ 2 bạn NDA lại phải khệ nệ mang ra xe và hôm sau cũng chở ra đến tận sân bay cho chúng tôi.

Okinawa còn nổi tiếng với những con sư tử biển Shisaa (còn gọi là guardian lion-dogs), nhân vật huyền thoại mà đâu đâu cũng có.

Cổng nhà hàng:

Thảm cỏ khách sạn:

Trong tủ kính cửa hàng:

Bê biển giá cửa hàng ăn:

Gần 1h đêm, chúng tôi mới check-in khách sạn ven biển. Nghỉ lại khách sạn, sáng dậy sớm bật TV và tôi được xem kênh tiếng Anh toàn bộ AFN (American Forces Network) phát như 1 trong những kênh truyền hình quốc gia ở đây. Chủ yếu là xào nấu từ các kênh cable quốc tế + với 15 phút 1 quảng cáo tuyển quân và đề cao các tấm gương quân nhân Mỹ thành công. Một kiểu nhồi sọ rẻ tiền như thời xưa tôi vẫn thấy ở quê nhà. 10h sáng hôm sau, chúng tôi được đưa đi thăm thành phố và khu viện hải dương học Okinawa (Aquarium). Có nhiều loài cá được nuôi và trưng bày ở đây:

Tại viện hải dương học, Tôi và bác Iruka-san (khách hàng ruột, bản thân từ Iruka cũng đồng âm với từ cá heo) đứng trước một hình trưng bày về não bộ của cá mập và cá heo:

Đại ý nói lên là cá mập "ngu" hơn cá heo do não bé hơn rất nhiều lần trong khi cơ thể thì to hơn nhiều lần. Não Iruka, chiếm 1.2% so với trọng lượng cơ thể, trong khi ở người thì hình như là 3% gì đấy. Iruka-san cứ cười cười mãi bảo theo kiểu, não tao ít, nên tao hạnh phúc :D


Sau bữa trưa ở khách sạn The Terrace hàng đầu của Okinawa (nơi mà hơn 8 năm trước, hội nghị nguyên thủ quốc gia G8 được tổ chức ở đây), chúng tôi được đưa về con đường mang tên Quốc tế (Kokkusai dori) để xem và shopping. Tôi mua 3 chiếc áo hoa hoét ở Okinawa làm kỷ niệm. Hàng Nhật nên đắt lòi, 3 chiếc hết tầm 2 Man Yên (gầ 4 triệu VND). Mấy bác đi cùng, hầu hết cũng mỗi người 1 cái.

Khách sạn The Terrace:

Một góc phố Quốc Tế:

Cuối cùng là món Umibudo, một loại rong biển, ăn sống nhưng như là trứng cá treo trên cành cây ấy. Tôi và bác shacho của SharedWin cùng mua một gói về ăn. Khi nhậu cũng thất rất ngon:

Còn đây là 2 trong 3 chiếc áo hoa hoét tôi mua. Mặc rồi, mát mẻ lắm.

Hơn 11h giờ đêm mới về đến Osaka trong khi tưởng hơn 10h là về. Lý do là ngồi chờ tàu ở sân bay Kansai một lúc thì mới có thông báo hủy mọi chuyến tàu từ KIX về Osaka do có người tự tử ở Ottori. Thế là lục tục làm thủ tục ra khỏi ga ở KIX, bắt xe bus rồi taxi về nhà.

Túm lại chẳng biết đi làm hay đi chơi nữa nhưng mấy bác khách hàng hả hê lắm. Bảo Nghĩa đi nên các cụ mới tổ chức đi được như vậy.

Đầu tuần sau, nhận được hồ sơ mời tham gia hiệp hội user, tiêu tiền cho IT của 1 công ty danh tiếng ở Nhật từ bác đi cùng trong đoàn.

Thứ Tư, tháng 6 24, 2009

Ông - Con - Cháu

Hôm nay Chip đọc làu làu cho bố nó nghe một bài vè từ rất xưa được ông dạy. Cũng cách đây 20 - 25 năm, bố nó cũng đọc làu làu như nó vậy.

Bài vè thằng nhác.

Lảng lặng mà nghe. Bài vè thằng nhác.

Trời đà phú thác. Tính khí anh ta.

Buổi còn mẹ cha. Theo đòi thi sự.

Cho đi học chữ? Nhiều chữ ai vay?

Cho đi học cày. Bảo nghề ở tớ.

Cho đi học thợ? Bảo nghề ấy buồn.

Cho đi học buôn? Bảo nghề ngồi chợ.

Việc làm tránh chớ. Chỉ biết ăn chơi.

Cha mẹ qua đời. Không ai cấp dưỡng.

Dáng đi thất thưởng. Như thể cò hương.

Bụng đói giơ xương. Miệng thời tu hú.

Chân tay cụ rụ. Như tướng cò ma.

Cô bác xót xa. Thương cho nắm gạo.

Bỏ mồm trệu trạo. Sợ nấu mất công

Chết rũ giữa đồng. Rồi đời thằng nhác.


Nghe mà hoài cổ, nhớ về một thời thơ ấu xưa. Ngẫm câu chữ cũng đúng. Thấy ông dạy hết con đến cháu được nhiều điều thấm thía thật.

Chẳng hiểu giờ bố Chíp đang đi ngồi chợ hay làm một công việc buồn chán đây nhỉ?

Bổ sung: Mẹ gửi cho bố video clip của Chip đọc bài Lazy lad này. Bố xin về post vào đây luôn. Khi nào rảnh thì bố dịch tiếng Anh cho Chip và Ủn học đọc nhé:




Thứ Ba, tháng 6 23, 2009

Tham gia hội tiêu tiền vào IT

Hôm nay, tôi chính thức "triện" vào giấy xin gia nhập hội người dùng dịch vụ IT của U, hội này giống kiểu hội kín, tôn chỉ tự nguyện để chia sẻ các thông tin, làm nghiên cứu, tổ chức nhóm nghiên cứu công nghệ, tham quan, gặp gỡ các đối tác để có thể phát triển công nghệ thông tin trong các công ty tham gia.

Gần đây cụ Cá heo được làm chi hội trưởng Kansai, tôi tham gia hỗ trợ cả cụ cả U trong mấy vụ nghiên cứu công nghệ nên chắc hội U tin tưởng, mời tham gia trong một email rất dài, trịnh trọng. Cho vào Google Translate tạm được điều lệ và phương châm hoạt động như sau. Mỗi năm hội phí là 24000 Yên, tương đương với 4.5M VND. Hay ở cái, năm đầu miễn phí, nên cứ vào cái đã, hy vọng ngọ ngoạy được gì trong đấy.

1.The main nationwide activity
*Research activities: Business community and management community
*Event: Nationwide conference, nationwide forum, and overseas study tour
*Thesis recruitment: Selected thesis recommendation
*Public relations: Journal issue, e-mail magazine sending, and Web (Collaboration)

2.The main branch activity (The Kansai branch activity as shown in the exhibition). 
*Research activities: Group study
*Additionally: The seminar (several-times per year) and a corporate excursion and lecture meetings. 

3.Fee: ¥24,000/year
- Please let me assume a free fee at the first year of the admission. 

Thứ Ba, tháng 6 16, 2009

Mỳ lạnh ở Matsuyama


Trưa nay, đặt chân đến Matsuyama, một thành phố lớn nhất ở đảo Shikoku Nhật Bản. Có đi, có đến và có thêm hiểu biết. Ăn trưa nhẹ nhàng với mỳ lạnh hiyashi chuuka đặc trưng của vùng này. Thơm ngon và mát lắm trong khi bên ngoài, trời nắng, tương đối gay gắt của một vùng đảo phía Nam Nhật Bản vào hè.

Mỳ lạnh Matsuyama (Hiyashichuuka).




Cách Tokyo 7 độ kinh tuyến, Matsuyama thức dậy và đi ngủ muộn hơn thủ đô 28 phút.
Matsuyma có diện tích ~429 km2 và dân số hơn 500 ngàn người và hoa đặc trưng là hoa hồng trà Camellia. Thành phố đậm chất lịch sử, văn học với haiku, tàu botchan và một chút vóc dáng học của châu Âu vẫn còn lại từ thời Minh Trị.

Ngồi uống một ly cà phê và nhấm nháp cookie trong quán Aunt Stella, cạnh ga trước khi lên xe điện (tram) đến khu onsen Dougo cổ kính, tôi nghĩ nhiều về business với Nhật Bản, về chất lượng dịch vụ của người Nhật so với dịch vụ mà chúng tôi đang có. Điều duy nhất hiện tại, sự đa bản sắc mang tính quốc tế mà chúng tôi có thể mang lại cho các công ty đối tác và khách hàng tại Nhật mà thôi.
Chị Kan gửi email nói với tôi đại ý là "Công ty chị là một công ty lớn và bảo thủ. Trong lúc kinh tế khó khăn, một số dịch vụ của Nhật trong nước thậm chí có giá rẻ hơn cả offshore cho FPT, cho Việt Nam.Nhưng công ty chị cũng cần phải học, phải tiếp tục offshore sang Trung Quốc, Việt Nam. Phải học được việc đi ra quốc tế, làm việc toàn cầu..."


Thứ Bảy, tháng 6 13, 2009

Quần lót Võ sỹ đạo Nhật Bản ...




Không hiểu có phải chi phí nhiều cho việc nghiên cứu, khai quật và khảo cổ văn hóa hay không? Nước Nhật đang nóng dần lên vào hè cùng với quần lót võ sỹ đạo (Samurai underwear). :D
Thừa hưởng thiết kế của Samurai, quần lót của Samurai luôn đảm bảo:

1. Thông thoáng (hay còn gọi là có "khả năng hít thở", breathe ability)
2. Mềm mại (Cảm giác soft feel)
3. Sạch khuẩn (cleanliness)
4. Đàn hồi (elasticity)

Nhưng dù thế nào đi nữa, tất cả được pay-off với giá bán từ 8500 Yên đến 12500 Yên (90 USD ~ 130USD) cho một chiếc quần lót Samurai. Sản xuất không đủ cầu. Chị em lùng đi mua cho người yêu, vợ mua cho chồng, con gái mua làm quà tặng cho bố (ngày father day lẫn không phải ngày father day). Dự án này của công ty Rogin trúng mánh lớn.

Website của công ty này cũng rất hay, flash-based.


Kể từ khi nhiều chị em Nhật Bản xem các chương trình TV về Samurai, đặc biệt, game và manga "Sengoku Basara" (Diêm Vương: 戦国バサラクロス, Devil Kings), với hình ảnh các chiến binh Samura đẹp trai, bất khả chiến bại.

Sang Nhật làm việc được hơn 1 năm, tôi vẫn thường xuyên bị WOW bởi thị hiếu Nhật Bản.
Hàng hiếm thế này, không biết có mua được không? ha ha ha

Thứ Tư, tháng 6 10, 2009

[Archived Video] Chuyện group point

Chấm điểm để đánh giá.

Đánh giá tức là có ban thi đua và có người/ nhóm tranh nhau thi đua.

Mà đã đi thi đua thì có xếp hạng và có thưởng/ phạt.

Dưới đây là một thứ khoa học đã từng được dùng để chia thưởng hay gọi là mổ trâu chia thịt sau mỗi một năm làm việc quần quật. Hồi đó cũng lao vào vòng xoáy, ngồi phân tích một chút giúp các DL, PM và managers của BU tôi quản lý hiểu sâu hơn về cái hệ thống chia thịt trâu ấy. 

Đã tháng 6, sắp hết S1-2009, lại sắp phải nghĩ đến cái một cái gì tương tự, ít ra cũng ngụy khoa học vậy. 

Thứ Hai, tháng 6 08, 2009

Một cho mỗi 15 phút :( (One every 15 mintues)

Lại một đêm buồn ngủ rồi lại mất ngủ. Ngồi đọc 1 bài báo trên Japan Times (http://search.japantimes.co.jp/cgi-bin/ed20090607a1.html) và cũng thấy khó hiểu về đất nước và con người mình đang sống cùng. Họ dễ dàng tự tìm đến cái chết hơn rất nhiều các nơi khác trên thế giới. Học được một từ tiếng Anh mới econocides.

Có thể tóm tắt một số điểm ấn tượng:

+ Ở Nhật, chết vì tự sát nhiều gấp năm lần chết vì tai nạn giao thông, mỗi năm trung bình có 30,000 người, gấp gần 100 lần số người mắc bệnh cúm lợn H1N1 tại Nhật đợt vừa rồi.

+ Năm 2009, chín phủ Nhật bỏ ra thêm ~160 triệu USD để phòng tránh giảm bớt số người tự sát, gấp 4 lần doanh số năm của gần 3000 người làm tại một công ty phần mềm số hàng đầu tại Việt Nam.

+ Văn hóa đè nén cảm xúc và cứng rắn trong công việc cũng được xem là một nguyên nhân sâu xa của tỷ lệ tử sát cao ở Nhật.

Một cho mỗi 15 phút...

Trong vòng suốt 11 năm trở lại đây, cứ 15 phút thì có một người Nhật tự sát. Tỉ lệ tự sát này, thống kê bởi Cục cảnh sát quốc gia, có nghĩa là mỗi năm có khoảng 30,000 vụ tử tự, và một thập kỷ thì có đến 1/3 triệu  trường hợp. Tỉ lệ  cao đến không ngờ này, cho đến giờ giữ kỷ lục trong số các nước phát triển, gấp hơn 2 lần so với Mỹ, hơn 5 lần so với chết vì tai nạn giao thông ở Nhật. Đây một dấu hiệu rõ ràng về các vấn đề xã hội và tâm lý cần được giải quyết kịp thời, hiệu quả và phù hợp.
Thuật ngữ "đại dịch" thường được sử dụng trong những tháng gần đây về bệnh cúm, nhưng tự tự  vốn  vẫn là một "đại dịch" dai dẳng hơn nhiều. Mặc dùng con số năm trước đã giảm xuống 2.6% so với năm 2007, số lượng "người tự sát vì lý do kinh tế" (econocides) tăng nhanh một cách đáng lo ngại. Năm 2008, trong số những người đã có động cơ để tự sát thì lý do không-kiếm-được-việc-làm tăng lên đến 40%, trong khi tự sát vì mất việc cũng tăng lên đến 20%. Trầm cảm và sức ép xã hội là các lý do  phổ biến.
Người ở độ tuổi 50 vẫn là nhóm chiếm tỷ lệ lớn nhất  trong số các trường hợp tự sát ở Nhật, dường như hy sinh chính mình để có khoản tiền bảo hiểm cho gia đình mình.  Lý do này thường được gọi là inseki-jisatsu, hay  là tự sát với động cơ vì-trách-nhiệm, thậm chí bao gồm cả tầng lớp chủ doanh nghiệp và hiệu trưởng, những người thường tìm đến cái chết như cách sửa chữa cho sai lầm mắc phải.
Cách nhìn nhận "thi vị hóa" việc tự sát như là điều đáng tự hào cắm rễ từ lâu một cách đặc biệt trong nền văn hóa Nhật Bản, cần phải được thay đổi. Tự sát có vẻ là để sửa chữa sai lầm, trả nợ nhưng về dài hạn, những chi phí kinh tế trực tiếp cùng với chi phí vô hình về sự mất mát tinh thần của gia đình và bạn bè trở nên cao không tính xuể được.
Lý do phổ biến nhất mà những thanh niên tự sát là do không kiếm được hay giữ được việc làm. Nhưng cũng có rất nhiều  người mới ở độ tuổi 20 và 30 đã cảm thấy mất tầm nhìn và  thất vọng về tương lai. Khi có nhiều người bị  thôi việc hoặc sa thải, điểm thắt nút của các rắc rối tài chính và tâm lý càng trở nên bị thắt chặt lại. Kể từ năm 1991, số người tự sát ở độ tuổi 30 đã tăng lên gấp đôi, trong khi tỷ lệ  tự sát ở  thiếu niên và độ tuổi 20 cũng tăng đều. Con số người đang bị trầm cảm hay vô vọng chắc chắn còn cao hơn, vì như thấy ở các nước khác, số các vụ tự sát không thành dự kiến còn cao hơn gấp 10 đến 20 lần so với vụ tự sát thành công.
Chính phủ đã dành trọn 15.8 tỷ Yên vào các dự án phòng tránh tự sát cho năm 2009, nhưng như vậy chưa đủ. Tiền đổ vào dự án mới chỉ là "nỗ lực xã hội" để phòng tránh tự sát , tạo nhiều nghiên cứu xã hội học, kiểm soát chặt chẽ hơn các web site, và  các thanh chặn tàu an toàn hơn tại các ga. Những nỗ lực như vậy rất đáng hoan nghênh nhưng trong lúc này, những trung tâm  hỗ trợ qua điện thoại về tự sát nhu là ở Inochi no Denwa, thì lại không đủ tiền để có thể nhận thoại miễn phí dù rằng họ trả lời đến gần 27,000 cuộc gọi mỗi năm. Đúng là không thể có những giải pháp có thể đáp ứng hoàn hảo hết tất cả các vấn đề liên quan đến việc phòng tránh tự sát này.
Thay vì thế, những lý do để tự sát thường rất phức tạp nên việc phát hiện, ngăn chặn và điều trị cần phải linh hoạt, hướng tới con người và đa chiều. Dễ dàng tiếp cận với các đường dây hỗ trợ, phòng khám và tư vấn là một bước có thể góp phần ngay được. Số lượng các nhà tâm lý học và các chuyên viên điều trị sức khỏe tâm lý cần được tăng lên. Bảo hiểm xã hội cần mở rộng và dùng thường xuyên hơn, bao gồm cả các vấn đề trầm cảm và bệnh tâm lý khác.
Sự nhận thức rộng rãi hơn về văn hóa cũng sẽ có ích. Những định kiến về bệnh trầm cảm, bệnh tâm lý và những mâu thuẫn nghiêm trọng trong cuộc sống cần được loại trừ ra khỏi danh sách các vấn đề đóng kín và cần được trao đổi cởi mở hơn. Quan điểm đã tồn tại bao đời nay trong văn hóa về việc đè nén cảm xúc của mình và gắng gượng nhiều trước áp lực công việc cần phải cập nhật để phù hợp với thực trạng. Không phải ngẫu nhiên mà nhóm đối tượng vốn sống kín đáo kiểu truyền thống và chịu áp lực cao nhất , đàn ông lao động lứa tuổi 50s trong xã hội Nhật, có tỉ lệ tự sát cao nhất.
 
Các công ty và công sở cần phải giảm áp lực xì trét nơi làm việc và đưa thêm vào danh sách kiểm tra sức khỏe hàng năm hạng mục liên quan đến trầm cảm và các vấn đề tâm lý nghiêm trọng khác. Cho những ai mất việc làm, điểm quan tâm nhất là thu nhật và như thế việc giảm dấu hiệu nặng nề của thất nghiệp và thay đổi cách nghĩ về sự thành công vật chât có thể giúp giải phóng sức ép. Những người già, cũng là đối tượng tự sát tương đối nhiều, cần có nhiều hoạt động cộng đồng và giảm sự tách biệt. Đối với những người trẻ, cần việc kiểm soát tốt hơn bởi bố mẹ, thầy cồ giáo và người trên cách đi tốt nhất để phòng tránh.
Tự sát có thể phòng tránh được một phần, nhưng cần có nỗ lực chung và các tiếp cận linh hoạt. Ở các nước khác như Thụy Điển, Phần Lan và Úc, họ đã giảm được tỷ lệ tự sát trong những năm gần đây không chỉ thông qua giáo dục nhận thức và chuyên tâm mà còn bởi xây dựng được các hệ thống phòng khám và đào tạo cho cán bộ y tế cộng đồng cơ bản. Nói một cách ngắn gọn, họ đã sử dụng quỹ của mình một cách hiệu quả. Biết rằng chính phủ Nhật cũng có những giới hạn nguồn lực ngân sách, nhưng tự sát vẫn là một vấn đề cấp bách, dù chưa được nhận thức đúng mực, trong suốt 11 năm qua. Đã đến lúc dành nhiều nguồn lực hơn để phòng tránh những cái chết trong năm tới.

Thứ Hai, tháng 6 01, 2009

Amazing Google Waveeeeeee!

Trong lúc ngồi chờ chị bạn duyệt cho bài xin lỗi tiếng Nhật giải trình về ông bạn Conficker, tôi được xem một bài trình về một tool mới của Google , sẽ xuất hiện vào cuối năm nay, Google Wave. Tương đối mới và sáng tạo kiểu như gộp cả email, twitter, Maps, Picasa, Gdocs, etc vào cùng một chỗ và tạo ra một tool liên kết tuyệt đối cho việc hợp tác (collaboration) giữa các thành viên với nhau. Đặc biệt, nhóm chú trọng đến tính real-time trong trao đổi (gõ 1 ký tự cũng đã được public sang bên khác, thumbnail khi upload ảnh của người này đã lập tức share sang người khác, etc...) Việc đó nhân tốc độ đọc, viết và xử lý nhanh lên nhiều lần trong hợp tác, khi người kia type, những người còn lại trong Wave tree đã có thể đọc hiểu được rồi. Trên 1 tài liệu thì còn có thể cùng sửa một lúc, đuổi nhau như các note nhạc trong film hoạt hình ấy nữa chứ.

Tuy nhiên, tôi có cảm giác hơi "ngợp" với nhiều thứ real-time. Có lẽ CPU trong đầu của mình mấy hôm nay bị đơ.

Tuy nhiên, bài video presentation hơn 1 tiếng, khá dài nhưng thú vị, học được nhiều thứ mang tính concept chứ không chỉ công nghệ thuần túy.

Phần API mở rộng như kiểm tra chính tả, chuyển đổi linkie URL, nhúng dịch thuật, etc cũng rất thú vị và khác nhiều với các khả năng soạn thảo hiện tại.

Nếu tôi có được sử dụng dịch vụ Google trong công việc của công ty, tôi tình nguyện sử dụng, không chỉ vì là fan cho google mà là muốn thử nghiệm 1 cuộc sống mới online trên công nghệ hàng đầu thế giới.